Dưới đây là các số liệu trong báo cáo:
- Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 21% tỷ lệ nhấn “like” và “share” trên Facebook.
- Mỹ latin: 3%
- Mỹ : 20%
- Tây Âu: 21%
- Trung và đông Âu: 18%
- Châu Phi: 3%
- Trung Đông: 2%
- Canada: 3%
Có 3 lý do chính lý giải cho việc Châu Á dẫn đầu các khu vực khác trong hạng mục “cuồng” Facebook, hãy thử xem qua nhé:
Dân số
Đây là lý do miễn bàn cãi trong tất cả các lý do. Châu Á là nhà của 4.3 tỷ người, chiếm quá nửa dân số toàn thế giới. Trừ đi 1.3 tỷ người Trung Quốc đã bị chặn Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới này vẫn còn 3 tỷ người trong khu vực và đều có thể là khách hàng tiềm năng của họ. Tỷ lệ xâm nhập của Facebook ở Đài Loan là cao nhất Châu Á nhưng Bangkok mới là thủ đô của Facebook với 24 triệu người dùng.
Bạo loạn
Tỷ lệ nhấp chuột được đưa ra trong báo cáo này chỉ là thống kê trong vòng 1 tháng kể từ khi Facebook thay đổi thiết kế nút “like” hồi đầu tháng 11. Đó cũng là khoảng thời gian Thái Lan phải đối phó với bất ổn chính trị còn Singapore xảy ra một cuộc bạo loạn.
Với những tin tức nóng hổi như thế xảy ra trong khu vực, Facebook trở thành nơi chốn để mọi người bàn luận và cập nhật tin tức, làm tăng tỷ lệ nhấp chuột vào các nút chức năng trên Facebook. Nếu các chỉ số này được đo lường sớm hơn vài tháng thì tỷ lệ tham gia của người Châu Á có khi còn cao hơn với sự kiện bão Haiyan đổ bộ vào Philippine.
Xu hướng nội dung kỹ thuật số
Bạn có từng thấy cập nhật Facebook nào giống thế này “nhấn like nếu đồng ý, để lại comment nếu không đồng ý”. Tôi dám cá là những chiêu câu “like” kiểu này không bỏ qua bạn. Nó đã trở thành một chiến lược nội dung phổ biến của các thương hiệu Châu Á. Giám đốc ở một agency tiếp thị số hầng đầu Thái Lan đã từng nói: “Khách hàng và công ty vẫn tập trung vào số lượng như cách để đo lường cạnh tranh và thành công. Châu Á chúng ta chú trọng rất nhiều đến số lượng, trong khi phương Tây hiện nay chỉ làm việc trên chất lượng người tham gia.” Tuyên bố trên được đảm bảo bởi thực tế. Dễ thấy ở Việt Nam, một số lượng không nhỏ cá nhân và tổ chức cung cấp các dịch vụ mua bán like cho các thương hiệu để kiếm tiền. Tình trạng này cũng không là ngoại lệ ở các nước khác trong khu vực Châu Á.
Trên đây là một số giải thích cho các số liệu Facebook tháng vừa qua. Nếu có giải thích nào chuyên sâu hơn, bạn hãy để lại comment để chia sẻ với mọi người nhé.