Sự bùng nổ về công nghệ thông tin (với sự ra đời của máy tính, lap top, smartphone và máy tính bảng…) đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống. Những thiết bị này trở thành một phần của công việc, cuộc sống sinh hoạt, và không ngạc nhiên gì khi chúng ta bắt đầu việc mua sắm bằng những công cụ này. Khái niệm “mua hàng online” lần đầu được biết đến vào năm 1994 bởi Pizza Hut. Trong 20 năm tiếp theo, thương mại điện tử đã trở thành xu thế mới, với sự tăng trưởng không ngừng ở cả số lượng khách hàng cũng như giá trị doanh số.
Dưới đây là những thống kê về thương mại điện tử mà những nhà kinh doanh trực tuyến nên lưu tâm để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ của mình:
Khách hàng thương mại điện tử
1. 80% lượng người dùng trực tuyến sử dụng Internet để mua sắm, 50% mua hàng trực tuyến nhiều hơn 1 lần.
2. Khách hàng từ độ tuổi 35-44 chiếm 29% lượng tiêu dùng trực tuyến, trong khi từ độ tuổi 25-34 chi tiêu còn nhiều hơn thế.
3. 71% khách mua hàng tin rằng chất lượng khi mua hàng online là tốt hơn khi mua tại cửa hàng.
4. Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc là các quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử lớn nhất.
Thương mại qua thiết bị di động (smartphone, máy tính bảng)
5. 52% người dùng máy tính bảng thích mua sắm qua thiết bị này hơn dùng máy tính thường.
6. 70% người dùng máy tính bảng lướt web để tìm sản phẩm và 47% đặt mua hàng.
7. Máy tính bảng được sử dụng để tìm kiếm sản phẩm nhiều hơn smartphone (70% so với 47%).
8. 80% khách hàng sử dụng các thiết bị di động để gia tăng trải nghiệm mua hàng.
9. Tổng doanh số giao dịch thanh toán qua điện thoại của Hoa Kỳ sẽ đạt 62,64 tỷ USD với 48,1 triệu người dùng vào năm 2016.
10. Giao dịch thương mại qua thiết bị di động sẽ tăng từ 1,5 nghìn tỷ USD năm 2013 lên 3,2 nghìn tỷ USD năm 2017.
Mạng xã hội hỗ trợ các doanh nghiệp
11. 41% khách hàng đọc các bài đánh giá trước khi quyết định mua hàng online.
12. 46% người dùng tham khảo các trang mạng xã hội để ra quyết định mua hàng.
13. Các bài bình luận, tổng quan về sản phẩm trên các website bán hàng ảnh hưởng trực tiếp đến người mua hàng. 40% khách hàng sẽ không mua hàng nếu không có các bài đánh giá, tư vấn trên mạng.
Huỷ bỏ các giỏ hàng
14. Giá trị của các giỏ hàng, bao gồm: đảm bảo an toàn cho thẻ thanh toán, bắt buộc đăng ký tài khoản, chi phí giao hàng cao, phụ phí, thuế và các trách nhiệm khác cũng như thời gian giao hàng dài là những nguyên nhân của việc huỷ đơn hàng.
15. Chỉ 15% các nhà bán lẻ trực tuyến có biện pháp cải thiện.
16. Trung bình 60% giỏ hàng bị huỷ.
17. Khách hàng có thể sẽ bỏ trang bán hàng, dù họ thấy thích sản phẩm, bởi cảm thấy bị “xâm phạm riêng tư cá nhân”.
Thương mại điện tử “Những cái nhất”
18. Sản phẩm bán chạy nhất trên toàn thế giới là “SÁCH”.
19. “TRANG PHỤC VÀ PHỤ KIỆN” là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
20. Các sản phẩm dễ kiếm lợi nhuận cao: sách, video, nhạc, phần cứng, phần mềm máy tính, thiết bị điện tử, trang phục, phụ kiện, giày dép.
21. Thị trường Hoa Kỳ có giá trị lớn nhất.
22. Châu Á có số lượng người mua sắm qua website lớn nhất.
23. Ấn Độ là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Nhu cầu của khách hàng
24. 45% khách hàng online muốn có các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến như chat hoặc nhắn tin nhanh (Instant Message).
25. 79% khách hàng muốn có công cụ theo dõi lộ trình đơn hàng.
26. Khách hàng ưa thích được giao hàng miễn phí hơn là giảm giá sản phẩm.
27. Amazon: Giao hàng ngay trong ngày tăng 20-25%.
Thương mại điện tử: Dự báo
28. Doanh số TMĐT toàn cầu tăng trưởng hàng năm trên 19% và đạt hơn 1,5 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2014.
29. Trung bình hàng năm một khách hàng sẽ chi tiêu 1.738 USD năm 2016 (so với 1.207 USD năm 2011).
30. Tốc độ tăng trưởng bán lẻ trực tuyến từ 7% lên 9% năm 2016.
TMĐT là xu thế tất yếu mà các nhà kinh doanh không thể bỏ qua. Đi kèm với việc thu hút khách hàng là việc nâng cao chất lượng dịch vụ và giải quyết các vấn đề. Những số liệu trên đây sẽ phần nào giúp các nhà kinh doanh thương mại điện tử nắm bắt và tận dụng được thời cơ để có được thành công.
Nguồn: youstice
Các bài viết liên quan:
Thương mại điện tử và tương lai cho di động
Xu hướng phát triển TMĐT 2014-2018: Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn nhiều cơ hội