Sự nhanh nhạy nắm bắt cơ hội sẽ xác định ai là người thắng cuộc trong giai đoạn thị trường đóng băng này.
Bà Kawal Preet, Chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi của FedEx Express vừa có bài viết chia sẻ về bảy xu hướng công nghệ các doanh nghiệp tại Châu Á Thái Bình Dương cần theo dõi trong giai đoạn “bình thường mới” sau đại dịch Covid-19.
VnReview xin được đăng tải toàn bộ bài viết để bạn đọc theo dõi.
Sự gián đoạn kỹ thuật số đang thay đổi bộ mặt của các doanh nghiệp châu Á hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong thời kỳ hậu Covid này, các doanh nghiệp càng phải số hóa mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng với sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế.
Điều các doanh nghiệp cần nhất trong bối cảnh bấp bênh như hiện nay chính là trang bị cho mình khả năng thích ứng nhanh và sự sẵn sàng trước mọi thay đổi – nhằm đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, kích thích tăng trưởng và thúc đẩy kinh doanh.
Khi nói tới sự gián đoạn kỹ thuật số, chúng ta thường chỉ nghĩ đến các sản phẩm công nghệ hữu hình – điện thoại, máy bay không người lái, xe tự vận hành. Hoặc gần đây nhất là các phần mềm dành cho làm việc từ xa và hội nghị trực tuyến.
Tuy nhiên, các xu hướng sắp tới lại chủ yếu tập trung vào loại hình công nghệ vô hình hơn thế. Cùng với đó là sự xuất hiện của một kiểu tâm lý mới – làm thế nào chúng ta có thể khai thác trí thông minh để thay đổi cách chúng ta kết nối, điều hành doanh nghiệp, hoặc giúp cuộc sống của các khách hàng trở nên dễ dàng hơn.
1. Trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy doanh nghiệp
Xu hướng chính kéo theo tất cả các thay đổi khác chính là việc sự đổi mới kỹ thuật số không ngừng hiện nay sẽ tiếp tục bị chi phối bởi trí tuệ nhân tạo (AI) – trí thông minh phức tạp, được điều khiển bởi máy tính, có khả năng tự học thông qua chính nguồn dữ liệu và điện toán khổng lồ của các hệ thống máy tính.
Cho tới nay, AI đã tạo nên những thay đổi to lớn trong cuộc sống của chúng ta – điển hình như các ứng dụng điều hướng, các dịch vụ truyền thông để quay trực tuyến, hoặc các ứng dụng chia sẻ chuyến đi mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Chúng ta cũng cần AI để tìm ra cách chẩn đoán và điều trị Covid-19, và xây dựng các tiện ích công nghệ nhằm theo dõi và chống lại dịch bệnh.
Trong tương lai sẽ có nhiều công nghệ sử dụng AI hơn nữa – và AI không chỉ gói gọn trong các tiện ích của đời sống như cho căn nhà hay xe ô tô, mà các doanh nghiệp cũng sẽ tận dụng nó.
Hiện tại, có hơn 50% các công ty tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã ứng dụng AI vào ba ưu tiên của mình, bao gồm trải nghiệm khách hàng, khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác, và tối ưu hóa sự vận hành công ty. Bên cạnh đó, các công ty cũng sử dụng AI để tăng doanh thu bán hàng – điển hình là một cửa hàng quần áo của Nhật đã tăng được 10-30% sale nhờ biết cách phân bổ nhân viên hợp lý hơn.
Bên cạnh đó, khoa học về phân tích dự đoán dữ liệu đang dần thay đổi môi trường kinh doanh ngày nay nhờ việc sử dụng máy học (machine learning) và mô hình thống kê vào dự đoán các hành vi và kết quả sẽ xảy ra. Chúng ta đã đi từ việc nhìn lại những gì đã xảy ra, tới quan sát những gì đang xảy ra, tới phân tích và dự đoán những gì sắp xảy ra.
2. Sự dân chủ hóa của việc máy học truyền cảm hứng cho nhiều công ty khởi nghiệp kỹ thuật số
Đồng thời, một nhánh của AI là sự máy học – khi các thuật toán thông minh tìm và áp dụng các biểu mẫu thường xuất hiện trong dữ liệu để phát triển hơn nữa các ứng dụng AI – đang trở nên ‘dân chủ hóa’.
Máy học hiện đã phổ biến đến mức nó sẽ sớm trở thành loại công nghệ cơ bản, một phần không thể thiếu trong chiến lược cạnh tranh của bất kỳ công ty nào. Trên thực tế, công nghệ đang biến đổi nhanh đến mức bạn không cần kỹ năng mã hóa hay kỹ năng về khoa học dữ liệu để sử dụng nó. Đây chính là chìa khóa cho tương lai, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại châu Á.
Chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy nhiều hơn nữa các công ty châu Á được truyền cảm hứng và xây dựng những giải pháp AI cho riêng mình, dựa vào sức mạnh của điện toán tốc độ cao đang phổ biến ở khắp nơi cùng với các thuật toán có sẵn.
Chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ thấy nhiều công ty khởi nghiệp kỹ thuật số có mô hình kinh doanh dịch vụ và sản phẩm dựa trên AI. Ví dụ phải kể đến hiện nay là Native Union, một thương hiệu công nghệ cao cấp đang khai thác nhu cầu sạc không dây trên thế giới.
3. Áp dụng rộng rãi hơn nữa Tự động hóa Quy trình bằng Robot (RPA) trên khắp Châu Á Thái Bình Dương
Tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA) là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất của thị trường các doanh nghiệp phần mềm trên toàn cầu, tăng hơn 100% vào năm 2019 toàn thế giới. Các doanh nghiệp ở châu Á đang dẫn đầu việc áp dụng RPA hàng loạt, đặc biệt là trong ngành sản xuất điện tử tiêu dùng.
Với khả năng mở rộng và hiệu quả về chi phí cao, RPA sử dụng công nghệ rô bốt tự động hóa và hợp lý hóa các nhiệm vụ đơn giản. Đặc biệt, trong bối cảnh người dân vẫn được yêu cầu phải giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc thì nhu cầu này thậm chí tăng cao hơn nữa.
Robot cũng được các nhà chức trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương sử dụng xuyên suốt đại dịch COVID-19, nhằm thu thập dữ liệu và đẩy nhanh tốc độ đối chiếu và truy tìm ca lây nhiễm. Những lợi thế của RPA đã có thể thấy rõ từ lâu, trước cả khi Covid xảy ra. Ví dụ, ở Singapore, để cải thiện dịch vụ khách hàng, chúng tôi sử dụng rô-bốt thông báo các lần quét bị thiếu cho nhân viên giao hàng trên đường. Từ một quy trình ba bước phức tạp mà các nhân viên FedEx phải mất bốn tiếng mỗi ngày để làm, giờ đây, nó biến thành một nhiệm vụ tự động chỉ trong 20 phút. Thay cho thời gian sao kê và đối chiếu thông tin, chúng tôi hiện có thể tập trung vào việc chăm sóc các khách hàng của mình.
4. Không thể thiếu đi Chiến lược Tự động hóa
Trong tương lai sắp tới, có một thứ thậm chí còn khó hình dung hơn nữa – đó là sự tự động hóa chiến lược.
Tự động hóa chiến lược là cách tiếp cận một cách toàn diện và liên kết sự tự động hóa với các giá trị kinh doanh. Thay vì tập trung tự động hóa vài lĩnh vực cụ thể trước mắt, tự động hóa chiến lược sẽ xem xét nhu cầu tổng thể của doanh nghiệp để giảm tải các nhiệm vụ đơn giản lặp đi lặp lại, giúp người nhân viên tập trung vào các công việc có ý nghĩa hơn, đưa ra quyết định thiết thực và tối ưu hóa sự vận hành.
Từ kinh nghiệm của chính mình, chúng tôi biết rằng với bất kỳ công nghệ mới nào, các giá trị kinh doanh cốt lõi – như sự chính xác, nhất quán, mức độ tin cậy, khả năng mở rộng, khả năng tăng sự hài lòng trong công việc, khả năng tiết kiệm chi phí, cải thiện năng suất và sự trải nghiệm của khách hàng chính là chìa khóa để quyết định thời điểm và những gì cần tự động hóa.
Trong tương lai, robot có thể tự đưa ra nhiều quyết định hơn, ví dụ như xác định quy trình nào tốt nhất để tự động hóa, hay lựa chọn dựa trên các thông tin cốt lõi.
5. Mạng thông minh kết nối nhiều hơn
Ranh giới giữa thế giới kỹ thuật số và vật lý đang mờ dần đi, và trong tương lai có lẽ chúng ta sẽ còn chứng kiến thế giới vật lý và kỹ thuật số hòa lẫn tới mức không thể phân biệt được.
Chúng sẽ là những loại công nghệ chúng ta không thấy được, thậm chí, còn chưa tưởng tượng ra lúc này. Ví dụ như dịch vụ ngân hàng chỉ cần bấm là thanh toán. Hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe -nhờ vào các cảm biến mà chúng ta nắm rõ thông tin về sự di chuyển đã được bảo mật của các loại hàng hóa nhạy cảm.
Thách thức cho các doanh nghiệp là làm sao để đảm bảo các kết nối và sự thông minh này xoay quanh trọng tâm là khách hàng.
Các đồng nghiệp của chúng tôi ở khắp Châu Á Thái Bình Dương đang tăng cường sử dụng công nghệ nhằm đưa đến các tương tác cá nhân hóa trong doanh nghiệp nhỏ, và tối ưu việc phân phối hàng hóa – đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng những kỳ vọng của khách hàng mà trước đây chưa thể làm được.
6. Tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng nhờ vào tốc độ và sự nhanh nhạy
Một xu hướng quan trọng khác – thậm chí đòi hỏi phải tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng mạnh mẽ hơn nữa – là sự phản hồi nhanh chóng và linh hoạt trong bối cảnh mọi người phải làm việc từ xa và tương tác trực tuyến gia tăng. Về bản chất, nó là sự kết hợp của công nghệ và kinh nghiệm – nó khiến chúng ta phải hình dung lại và biến đổi những gì chúng ta sẽ làm cho khách hàng. Ví dụ điển hình như AirBnB đã được cấp bằng sáng chế cho hệ thống của họ – hệ thống giúp sàng lọc khách và chủ nhà tiềm năng tốt hơn, từ đó cải thiện trải nghiệm thuê và ở cũng như gia tăng sự an toàn. Hoặc nhờ kết hợp công nghệ mới vào cửa hàng thực mà những người bán hàng điện tử giờ đây có thể trả lời từng khách hàng về các sản phẩm.
Ngoài ra, nó cũng là kết quả khi các xu hướng quan trọng khác kết hợp với nhau. Ví dụ, Gartner dự đoán AI sẽ là mảng đầu tư chủ đạo sử dụng trong trải nghiệm khách hàng trong vài năm tới, với 15% tương tác dịch vụ khách hàng toàn cầu sẽ được xử lý hoàn toàn bởi AI vào năm 2021, tăng 400% so với năm 2017.
Không có gì ngạc nhiên khi Forrester cho rằng năm nay là thời điểm các công ty cần không chỉ đẩy nhanh việc áp dụng AI mà còn cần tập trung vào giá trị của AI.
Vì vậy, đủ nhanh nhạy để thay đổi hướng đi khi cần thiết và đủ kiên cường để vượt giai đoạn khó khăn là những yếu tố then chốt để thành công trong tương lai.
7. Công nghệ thông minh sẽ đẩy mạnh thương mại B2B xuyên biên giới
Bên cạnh đó, khả năng tận dụng công nghệ thông minh sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại xuyên biên giới B2B, vốn là một trong những xu hướng mạnh mẽ nhất hiện nay.
Thị trường thương mại điện tử B2B toàn cầu đạt trị giá 12,2 nghìn tỷ đô la Mỹ trong năm 2019, gấp 6 lần thị trường B2C, với Châu Á Thái Bình Dương dẫn đầu với gần 80% thị trường B2B.
Châu Á Thái Bình Dương sẽ tiếp tục thúc đẩy một trong những xu hướng lớn nhất trong B2B – sự gia tăng sâu rộng của thị trường – với các dịch vụ có giá trị gia tăng lớn hơn, bao gồm trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa.
Biên giới mới của loại hình thương mại điện tử xuyên biên giới này được đánh dấu bởi sự ra đời của một loạt các công nghệ tiên tiến mới, bởi những giao dịch liên tục và bởi những công ty quyết định tham gia vào thị trường này – tất cả đều đến từ công cuộc số hóa.
Ví dụ, McKinsey cho biết công nghệ mới ứng dụng trong ngành hậu cần sẽ giúp giảm tới 28% thời gian dành cho vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan.
Hơn nữa, nhờ loại bỏ thủ tục rườm rà làm chậm việc vận chuyển hàng hóa, các công nghệ này cùng nhau được dự đoán sẽ thúc đẩy thương mại tổng thể tăng từ 6-11% tới năm 2030.
2020: thập kỉ của sự nhanh nhạy và linh hoạt
Sức mạnh của công nghệ, mặc dù vô hình, nhưng là một công cụ quan trọng tính từ năm 2020 tới sau này, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế trên diện rộng. Bởi vậy chuyển đổi kỹ thuật số có một mức độ cấp thiết mới. Người chiến thắng trong thập kỉ mới sẽ là người biết liên tục điều chỉnh, tìm cách thích ứng và thay đổi linh hoạt để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh, nhưng vẫn nhanh nhẹn và sẵn sàng cho bất cứ điều gì.
Theo Kawal Preet (Vnreview)