Trong một năm vừa qua, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam tăng mạnh đến 35% từ 701.000 lên 949.000 (tháng 1/2011, theo kết quả điều tra của comScore) đã cho thấy xu hướng chuyển dần sang các hoạt động thanh toán hóa đơn qua mạng điện tử bởi những tiện ích nổi trội dịch vụ ngân hàng đem lại.
Người trẻ chính là bộ phận năng động và tiên phong trong xu hướng ấy. Họ biết cách tận dụng đối đa tiện ích của ngân hàng điện tử. Hoài Thu, 28 tuổi, kế toán một công ty tư nhân chia sẻ: “Tôi không thích sự chờ đợi nên hiếm khi đến ngân hàng. Những ngày trời mưa bão, máy ATM ngay gần nhà cũng ngại ra. Các anh chị cùng phòng cũng vậy, từ thanh toán tiền cho công ty đến mua sắm cá nhân, đều giao dịch qua mạng và di động”.
Giao dịch điện tử được ưa chuộng bởi tính tiện ích và độ an toàn cao, đáp ứng gần như tất cả các nhu cầu giao dịch: chuyển khoản, thanh toán các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, tiền điện, nước, gửi tiền tiết kiệm… Đặc biệt, giao dịch điện tử là kênh giao dịch ưu việt của các loại tài khoản thanh toán. Techcombank đi đầu trong xu hướng kết hợp dịch vụ giao dịch điện tử F@st i-bank với tài khoản thẻ cá nhân F@stEasy, cho phép người sử dụng thực hiện giao dịch trực tuyến lên đến một tỉ đồng và không giới hạn số lần giao dịch. Một lí do nữa để nhiều người tìm đến F@stEasy như một giải pháp cho mình, đó là tính năng thấu chi tự động lên đến 100 triệu đồng. Người sử dụng sẽ có ngay tiền cho những khoản thanh toán, chi tiêu bất ngờ như mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền nhà theo đợt trong thời buổi giá cả chệnh lệch từng ngày, ngay cả khi hết tiền trong tài khoản.
Không chỉ với những người làm kinh doanh, giao dịch điện tử đã mang cả thế giới vào trong tầm tay những bà nội trợ, hỗ trợ đắc lực những bà mẹ trẻ một tay kinh doanh một tay chăm sóc con nhỏ. Mai Tuyết, chủ một shop thời trang trên phố Tôn Đức Thắng chia sẻ: “Tôi không biết mình sẽ xoay sở thế nào nếu như không có dịch vụ này. Tôi vừa sinh em bé, chồng đi làm giờ hành chính – cũng là giờ ngân hàng mở cửa, nên mọi giao dịch cho công việc kinh doanh ngoài cửa hàng cho đến mua đồ cho con, tôi đều thực hiện tại nhà. Đến cả các khoản tiền điện, nước hay điện thoại, một vài thao tác click chuột là xong, rất đơn giản và tiện lợi”.
Linh Chi (phố Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội) lựa chọn giao dịch điện tử bởi độ an toàn. Linh Chi vẫn trung thành với kiểu giao dịch truyền thống: trực tiếp đến ngân hàng rút tiền, rồi mang đi trả tiền nhà mua trả góp. Tuy nhiên sau sự cố bị giật chiếc túi xách chứa 200 triệu khi đi qua ngã tư Lê Văn Lương, Chi quyết định thanh toán qua ngân hàng điện tử, bởi theo Chi giao dịch qua mạng còn an toàn hơn nhiều.
Hiện Việt Nam đang là một trong những thị trường có mức độ tăng trưởng giao dịch điện tử nhanh chóng trong khu vực Đông Nam Á. Phó chủ tịch comScore Đông Nam Á, ông Joe Nguyễn nhấn mạnh: “Việt Nam, Indonesia và Philippines có tỷ lệ tăng hàng năm cao nhất khi các ngân hàng ngày nay cung cấp tốt hơn những dịch vụ trực tuyến này.”. Đó cũng là cuộc chạy đua cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, độ bảo mật giữa các ngân hàng.
Giao dịch điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong công việc và cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người, như một xu hướng tất yếu của cuộc sống hiện đại, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tận dụng tối đa tiện ích công nghệ, sẽ khiến bạn không bị tụt hậu mà vẫn có thể “sống chậm” để tận hưởng cuộc sống, đó là điều đương nhiên mà Hoài Thu, Linh Chi hay những người trẻ đều hiểu rất rõ.
VECOM
Các bài liên quan:
Bkav ra mắt giải pháp chữ ký số chống mất cắp tài khoản ngân hàng
Chi nhánh ngân hàng trên bàn làm việc