Vấn đề nổi bật đầu tiên theo ông Tạ Minh Châu đó chính là vấn đề là vấn đề về giảng viên: Đội ngũ giảng viên hiện nay vừa thiếu về số lượng, vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn. Theo Ông, tình hình này còn có thể kéo dài nhiều năm nữa nếu các cơ quan quản lý nhà nước không có giải pháp tích cực tháo gỡ.
Hai vấn đề tiếp theo là chương trình khung và giáo trình đào tạo TMĐT theo Ông các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo cần xây dựng các chương trình khung, phải nắm vai trò tiên phong trong việc phân khúc giữa các cấp độ để bảo đảm tính thống nhất và không chồng chéo trong đào tạo.
Vấn đề thứ tư là vấn đề nhận thức về tỉ lệ kiến thức công nghệ thông tin (CNTT) và kiến thức kinh doanh: Hiện tại trong đào tạo thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn hai trường phái: Một trường phái lấy CNT làm nền tảng; một trường phái lấy kinh doanh, quản trị và thương mại làm nền tảng.
Cuối cùng theo Ông Châu trong việc đào tạo TMĐT phải có sự liên kết chặt chẽ giữa việc học lý thuyết tại trường với các doanh nghiệp cung cấp công nghệ, giải pháp cho TMĐT, để tránh tình trạng học một đàng, ra làm việc một nẻo.
Nguồn nhân lực quyết định việc thanh công hay thất bại của doanh nghiệp, việc phát triển đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vô cùng cần thiết tạo tiền đề cho việc phát triển thương mại điện tử.Trên thực tế thương mại điện tử với bản chất là thương mại có ứng dụng nền tảng CNTT và internet do đó cần phải hài hòa giữa hai yếu tố này
Quý độc giả quan tâm có thể xem toàn bộ bài trình bày: “Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử Việt Nam. Vai trò của các trường đại học, cao đẳng trong đào tạo thương mại điện tử” Tại đây
VECOM
Các bài liên quan:
Toạ đàm “Trao đổi một số mô hình kinh doanh thương mại điện tử”