Tốc độ tăng trưởng của cửa hàng tiện ích nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của siêu thị và các loại hình bán lẻ khác.

 


 

Ảnh minh họa.

 

Theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, thị trường bán lẻ hiện đại (kênh cửa hàng tiện ích, minimart) ở Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống với mật độ một cửa hàng phục vụ cho 69.000 người. Vì vậy, kênh cửa hàng tiện ích, minimart được dự đoán sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

 

Doanh nghiệp Việt chuyển mình

 

Liên hiệp HTX Thương mại TP. HCM (Saigon Co.op) đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống cửa hàng tạp hóa hiện đại Co.op Smile. Tiêu chí của hệ thống này là diện tích kinh doanh linh hoạt, từ 20 m2 đến 200 m2, đặt trong những khu dân cư nội, ngoại thành. Hàng hóa chủ yếu là thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ dùng, may mặc. Đặc biệt chuỗi cửa hàng này còn có những dịch vụ tiện ích như thu hộ cước điện thoại di động trả sau, cước điện thoại cố định, truyền hình cáp…

 

Trong khi đó, Satra Foods đang phát triển mạng lưới cửa hàng tiện ích với hệ thống 105 cửa hàng. Các cửa hàng ngày càng được nâng cấp, cách trưng bày, sắp xếp các mặt hàng thực phẩm tươi sống trên các kệ gỗ khá bắt mắt, thân thiện.

 

Cùng tham gia vào phân khúc này, chuỗi cửa hàng Bách hóa xanh dự kiến sẽ mở tới 350 cửa hàng trong năm 2017. Mỗi cửa hàng Bách hóa xanh như một siêu thị mini, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của các hộ gia đình với thực phẩm tươi sống, hàng tiêu dùng.

 

Tuy rất muốn mở rộng mạng lưới phân phối nhưng vấn đề các doanh nghiệp (DN) Việt đang gặp phải là kỹ năng quản trị cửa hàng nhỏ, đồng thời khó tìm kiếm mặt bằng phù hợp. Ông Trần Văn Bắc, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), cho biết hiện các tập đoàn bán lẻ đang săn lùng những mặt bằng có vị trí đẹp nên giá thuê bị đẩy lên rất cao. Nếu cứ chọn thuê mặt bằng 100 triệu, 80 triệu đồng/tháng trong khi doanh thu một tháng chỉ 10-15 triệu đồng thì không ổn.

 

“Muốn phát triển phải tính hiệu quả kinh tế. Do đó chúng tôi luôn thận trọng trong tìm địa điểm, cân nhắc mở cửa hàng nào là chắc ăn chứ không chạy theo số lượng. Satra mở các cửa hàng chậm hơn so với các đơn vị khác là như vậy” – ông Bắc chia sẻ.

 


Các nhà bán lẻ Việt đang âm thầm phát triển mô hình cửa hàng nhỏ len lỏi khu dân cư phục vụ người tiêu dùng. Ảnh: T.UYÊN

Chuyên gia đưa ra lời khuyên

 

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM, đánh giá mô hình cửa hàng tiện ích đang có sức hút mạnh. Tốc độ tăng trưởng của loại hình này nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của siêu thị cũng như các loại hình bán lẻ khác.

 

Ông Hòa cho biết cái khó nhất của cửa hàng bán lẻ nhỏ là tổ chức cung ứng hàng hóa, logistics và quản trị. Vấn đề này thì DN có vốn đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm hơn DN Việt, bởi họ vừa có chuỗi cửa hàng tự đầu tư, vừa có kinh nghiệm trong nhượng quyền cửa hàng.

 

Theo ông Hòa, DN phải phát triển nhiều cửa hàng mới giảm được chi phí quản trị, vận hành. Vì vậy giai đoạn đầu DN phải chấp nhận chịu lỗ để mở rộng mạng lưới phân phối. “Về quản trị và sử dụng lao động, theo tôi DN phải kết hợp vừa đầu tư cửa hàng vừa đẩy mạnh việc nhượng quyền, phát huy tính gọn nhẹ trong quản lý, điều hành cửa hàng. Để phát triển mô hình này hiệu quả, phải giải quyết đồng bộ được bài toán trên” – ông Hòa nhấn mạnh.

 

Liên quan đến khó khăn về mặt bằng, TS Đào Xuân Khương, chuyên gia tư vấn phân phối và bán lẻ, phân tích: “Địa điểm bây giờ phải hiểu nghĩa rộng hơn. Hãy xem người tiêu dùng bây giờ, bao nhiêu người chỉ ngồi ở văn phòng hay ngồi ở nhà mua hàng. Không hẳn cứ địa điểm tốt là kinh doanh được mà phải chủ động tiếp cận khách hàng (như bán hàng qua mạng, giao hàng tận nơi…). Như vậy phương thức kinh doanh sẽ thắng địa điểm đẹp” – ông Khương nhấn mạnh.

 

Chuyên gia đưa ra lời khuyên

 

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM, đánh giá mô hình cửa hàng tiện ích đang có sức hút mạnh. Tốc độ tăng trưởng của loại hình này nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của siêu thị cũng như các loại hình bán lẻ khác.

 

Ông Hòa cho biết cái khó nhất của cửa hàng bán lẻ nhỏ là tổ chức cung ứng hàng hóa, logistics và quản trị. Vấn đề này thì DN có vốn đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm hơn DN Việt, bởi họ vừa có chuỗi cửa hàng tự đầu tư, vừa có kinh nghiệm trong nhượng quyền cửa hàng.

 

Theo ông Hòa, DN phải phát triển nhiều cửa hàng mới giảm được chi phí quản trị, vận hành. Vì vậy giai đoạn đầu DN phải chấp nhận chịu lỗ để mở rộng mạng lưới phân phối. “Về quản trị và sử dụng lao động, theo tôi DN phải kết hợp vừa đầu tư cửa hàng vừa đẩy mạnh việc nhượng quyền, phát huy tính gọn nhẹ trong quản lý, điều hành cửa hàng. Để phát triển mô hình này hiệu quả, phải giải quyết đồng bộ được bài toán trên” – ông Hòa nhấn mạnh.

 

Liên quan đến khó khăn về mặt bằng, TS Đào Xuân Khương, chuyên gia tư vấn phân phối và bán lẻ, phân tích: “Địa điểm bây giờ phải hiểu nghĩa rộng hơn. Hãy xem người tiêu dùng bây giờ, bao nhiêu người chỉ ngồi ở văn phòng hay ngồi ở nhà mua hàng. Không hẳn cứ địa điểm tốt là kinh doanh được mà phải chủ động tiếp cận khách hàng (như bán hàng qua mạng, giao hàng tận nơi…). Như vậy phương thức kinh doanh sẽ thắng địa điểm đẹp” – ông Khương nhấn mạnh.

 

Theo PLO