Chi phí logistics của Việt Nam thuộc hạng đắt đỏ nhất thế giới đang kéo lùi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nếu ngành này không có sự thay đổi toàn diện thì lỗ lực cải cách sẽ khó thành công.
Doanh nghiệp nội hiện chỉ chia nhau 25% thị phần Logistics Việt Nam
Ngoại độc diễn, nội co cụm
Tuy nhiên, doanh nghiệp nội hiện chỉ chia nhau 25% thị phần trong miếng bánh này. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp ngoại hoạt động trong ngành logistics Việt Nam chỉ có khoảng 25 đơn vị, nhưng chiếm tới hơn 75% thị phần của miếng bánh này.
Lấy ví dụ về chi phí vận chuyển cho một container hàng từ cảng Hải Phòng về Hà Nội hay ở chiều ngược lại (khoảng cách 100 km), đắt gấp ba lần so với chi phí vận chuyển một container hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc về Việt Nam. Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đã chỉ ra, chi phí logistics của Việt Nam đang thuộc hạng đắt đỏ nhất thế giới.
Nhận định này tương đồng với đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB). Theo đó, WB đánh giá chi phí logistics ở Việt Nam còn cao, tương đương 20% GDP nhưng chỉ đóng góp khoảng 3% GDP. Trong khi đó, mức chi phí logistics ở các nước phát triển chỉ chiếm từ 9-14% GDP. Tổng chi phí logistics của Việt Nam năm 2016 là 41,26 tỉ USD, tương đương 20,8% GDP.
“Tính theo tỉ trọng GDP, chi phí logistics của Việt Nam là 18%, cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn 4% so với mức bình quân toàn cầu” – ông Ousmane Dione- Giám đốc Quốc gia của WB nói.
Ông Lê Duy Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, số lượng doanh nghiệp logistics ước tính khoảng trên 3.000 doanh nghiệp. Quy mô vốn, đa số trên 70% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 7% là vốn trên 1.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên đất nước Việt Nam, ít công ty mạnh dạn đầu tư mở văn phòng nước ngoài.
Điều đáng nói, các doanh nghiệp nội chỉ chủ yếu dừng lại ở giao nhận vận tải, các dịch vụ kho bãi, cảng biển xếp dỡ, kho phân phối… Năng lực giữa các doanh nghiệp không đồng đều, thiếu chuyên nghiệp, hoạt động logistics còn phân tán. Đặc biệt, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 1/4 nhu cầu thị trường logistics trong nước.
Cần cơ quan quản lý chuyên trách
Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hiện nay đã đạt trên 400 tỉ USD và còn tăng nhanh thì không gian phát triển ngành dịch vụ logistics của Việt Nam được đánh giá là còn rất lớn.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, logistics hoàn toàn có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Lĩnh vực logistics Việt Nam còn gặp phải nhiều vướng mắc và hạn chế còn chưa được giải quyết. Điển hình là công tác quy hoạch giữa các ngành liên quan vẫn chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau; cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin còn yếu kém, chưa kết nối được với các nước trong khu vực; nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp