Trong giai đoạn kinh tế đang phát triển và ổn định, Việt Nam được dự đoán là có nhiều tiềm năng để phát triển và nâng cao chất lượng ngành bán lẻ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực đào tạo không chuyên sâu và tình trạng thiếu hụt nhân lực vẫn đang là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
Các chuyên gia cho biết, ngành bán lẻ toàn cầu luôn có sự đổi mới và tăng trưởng để trở thành thị trường bán lẻ năng động và hiện đại hơn. Trong thời gian gần đây, các trung tâm bán lẻ như siêu thị và cửa hàng thực phẩm đang có sự liên kết với các giao dịch thương mại. Việt Nam đã và đang phát triển những xu hướng kinh doanh bán lẻ trên toàn cầu, điều này được thể hiện khá rõ nét ở những khu vực công nghiệp hiện đại.
Giám đốc, đồng sáng lập doanh nghiệp bán lẻ nổi tiếng tại Việt Nam cho biết, khách hàng ngày càng có xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng của họ. Một mặt các nhà doanh nghiệp hiểu rõ về những xu thế tiêu dùng, có định kiến rõ ràng về sự phát triển của doanh nghiệp và ngành bán lẻ thì người tiêu dùng vẫn có những băn khoăn, trở ngại riêng của họ trong việc chọn lựa các sản phẩm tiêu dùng. Theo kết quả điều tra, có hơn 70% doanh thu ngành bán lẻ của Việt Nam là nhờ các siêu thị và cửa hàng nhỏ, lẻ. Sự phát triển của dịch vụ thương mại điện tử và uy tín của các doanh nghiệp đang tạo nhiều cơ hội lớn cho ngành bán lẻ tại Việt Nam.
Tuy rằng những tiềm năng to lớn của ngành bán lẻ là điều dễ dàng nhận thấy, nhưng việc kiểm soát và ổn định thị trường bán lẻ vẫn đang là thách thức lớn với các doanh nghiệp. Một chuyên gia về bán lẻ tại Việt Nam đã chia sẻ, sau một thời gian phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, ngành bán lẻ Việt Nam lại có những dấu hiệu chậm lại. Để đạt những mục tiêu đề ra trong ngành bán lẻ giai đoạn 2020 là khá khó khăn. Hiện tại, Việt Nam chỉ hoàn thành được gần một nửa những chỉ tiêu đạt ra cho ngành bán lẻ hiện đại. Những vấn đề về nguồn nhân lực và công nghệ luôn là những khó khăn hàng đầu đối với sự phát triển của ngành bán lẻ.
Thị trường cần nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên thế giới, nhu cầu và xu hướng bán lẻ luôn biến đổi linh hoạt theo từng thời kỳ. Có rất nhiều hình thức bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh. Việt Nam cũng xây dựng đầy đủ các loại hình bán lẻ này, nhưng do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao nên sự tăng trưởng không đồng đều. Các doanh nghiệp cho biết, họ muốn xây dựng những trung tâm đào tạo về chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp cho các ứng viên nhằm tạo ra nguồn nhân lực thật ổn định trong ngành.
Khi Việt Nam đứng trước những khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực, các nhà doanh nghiệp đều chia sẻ rằng dù tốc độ phát triển khá nhanh nhưng họ vẫn gặp rất nhiều thách thức trong việc giải quyết bài toán nhân lực. Sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp luôn tỉ lệ nghịch với chất lượng và số lượng của đội ngũ nhân sự.
Giám đốc các chuỗi cửa hàng về đồ dùng trẻ em nhận xét, tuyển dụng nhân sự luôn luôn là vấn đề nan giải đối với bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp chú trọng về đào tạo nhân sự bằng cách mở các khóa đào tạo chuyên môn cho ứng viên sau khi cam kết hoạt động lâu dài. Họ sẵn sàng chịu chi phí để thuê các chuyên gia có kinh nghiệm từ nước ngoài về để đảm bảo về quy trình đạo tạo. Nhiều bạn sinh viên tìm việc làm trong thời gian còn học đại học và xem công việc trong ngành bán lẻ là tạm thời và chỉ kiếm thêm thu nhập sau giờ học, tâm lý của sinh viên cũng không muốn gắn bó lâu dài với ngành. Việt Nam lại ít có ngành học chuyên sâu về bán lẻ cũng như chưa có các khóa đào tạo về kinh doanh, bán lẻ. Tuy việc tìm kiếm nguồn nhân lực là khó khăn, nhưng trong thời gian tới hi vọng Việt Nam có thể đẩy mạnh và bổ sung ngành học bán lẻ vào các chương trình chính quy hơn.
Theo báo cáo dân số, mỗi năm ở thành thị tăng hơn 4 triệu người và trở thành khu vực tiềm năng cho các doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, các thị trường bán lẻ ở Việt Nam vẫn có tỉ lệ khá thấp so với các nước Châu Á trong khu vực.
http://www.grandcentralrecords.com/