Tác giả : Cục TMĐT và CNTT

Năm xuất bản : 2008

Nhà xuất bản :

Định dạng : PDF

Download

Môi trường kinh doanh toàn cầu ngày càng khắc nghiệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn thông tin kịp thời và chính xác để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, việc đảm bảo thông tin được trao đổi liên tục trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế là hết sức quan trọng để thúc đẩy thương mại phát triển. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, số lượng các giao dịch thương mại điện tử tăng mạnh.

1. Thương mại điện tử mới hình thành ở Việt Nam được một thập kỷ nhưng đã phát triển khá nhanh.

2 Mặc dù tới năm 2008 nhiều trường đại học và cao đẳng trên cả nước đã chủ động triển khai hoạt động đào tạo chính quy về thương mại điện tử, sự phát triển của lĩnh vực này vẫn bị ảnh hưởng đáng kể do có sự chênh lệnh khá lớn giữa khả năng đào tạo về thương mại điện tử của các cơ sở với nhu cầu về nguồn nhân lực thương mại điện tử của doanh nghiệp.
Về chính sách vĩ mô, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 đã nhấn mạnh tới chính sách phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử nói chung và đào tạo chính quy về thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) là hai cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức triển khai hoạt động đào tạo ở tầm vĩ mô. Năm 2006, Bộ Công Thương đã tiến hành cuộc khảo sát quy mô nhỏ đối với một số trương đại học và cao đẳng khu vực phía Bắc về tình hình đào tạo thương mại điện tử. Kết quả khảo sát đã cho thấy phần nào bức tranh đào tạo thương mại điện tử ở khu vực này. Dựa trên kết quả khảo sát, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo về đào tạo thương mại điện tử tại Hà Nội vào ngày 29 tháng 8 năm 2006. Những kết quả chính của cuộc khảo sát được trình bày tại Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2006.
Bước sang năm 2007, với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ hoạt động đào tạo chính quy về thương mại điện tử, Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động khuyến khích sinh viên cả nước làm quen, học tập và tiếp cận hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Chương trình Sinh viên với thương mại điện tử (từ năm 2008 đổi tên thành chương trình Ý tưởng số) đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều trường đại học, cao đẳng và sinh viên cả nước.

Năm 2008 là năm giữa kỳ triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 5 năm 2006 – 2010. Kế hoạch tổng thể đề cập đến nhiều hoạt động liên quan tới phát triển thương mại điện tử như xây dựng chính sách và pháp luật, phổ biến tuyên truyền về thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, hợp tác quốc tế… Các hoạt động này được triển khai tương đối tốt và tình hình cụ thể đượcđánh giá hàng năm. Trong khi đó hoạt động đào tạo chính quy về thương mại điện tử tuy đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa đươc điều tra toàn diện để làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, định hương cho các cơ sở đào tạo, gắn kết nhu cầu của các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo.
Do vậy, việc cần làm hiện nay là tiến hành điều tra tình hình đào tạo chính quy về thương mại điện tử tại các trương đại học, cao đẳng trên phạm vi cả nước. Với chức năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử, Bộ Công Thương đã giao Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin triển khai nhiệm vụ này.4