Ngày 24 tháng 5 năm 2016, tại Hà Nội – Lãnh đạo các hiệp hội, tổ chức xã hội đã thể hiện sự không khoan nhượng và vai trò tiên phong của mình trong chiến dịch thay đổi hành vi toàn quốc nhằm ngăn chặn việc sử dụng trái phép động, thực vật hoang dã tại Hội thảo “Lồng ghép bảo vệ động, thực vật hoang dã vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua sử dụng thông điệp thay đổi hành vi” do Cơ quan Phát triển Pháp (AfD) tài trợ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Mạng lưới giám sát động thực vật hoang dã – TRAFFIC và tổ chức WWF phối hợp tổ chức.

tuyet-tring

Bà Nguyễn Tuyết Trinh – Đại diện Traffic tại Việt Nam cho biết đối với hành vi buôn bán trái phép ĐTVHD
vi phạm nghiêm trọng có thể bị phạt tù tới 15 năm

Hội thảo đã cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam đã làm suy yếu đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến môi trường sống chung của toàn xã hội. Hội thảo nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức xã hội trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và thay đổi hành vi cũng người Việt Nam hướng tới việc từ bỏ những cảm xúc và niềm tin mù quáng vào tác dụng không có cơ sở khoa học của động, thực vật hoang dã, trong đó có sừng tê giác.

Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD), Hiệp hội Vận tải và Ô tô Việt Nam (VATA), Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung Ương, Bộ Y tế, các tổ chức truyền thông… đã cam kết tiên phong và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, hội viên, các tổ chức đối tác làm những việc tốt nhất cho thiên nhiên hoang dã, ủng hộ những hoạt động, những sáng kiến nhằm giảm thiểu nhu cầu đối với các sản phẩm động, thực hoang dã.

Các hiệp hội, tổ chức tham dự hội thảo cũng đã xây dựng những kế hoạch truyền thông chiến lược tương ứng với chuyên môn hoạt động của mình. Đặc biệt, các thông điệp truyền thông sẽ được lồng ghép trong trách nhiệm xã hội và bộ quy tắc ứng xử của các tổ chức, trên cơ sở đó tiếp tục được truyền thông rộng rãi đến nhân viên và các đối tác, doanh nghiệp thành viên trong mạng lưới của các tổ chức này.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác trong khu vực và trên thế giới đang phải đối mặt với sự bùng phát của các vấn đề về môi trường.

tong-thu-ky

Tiến sỹ Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sỹ Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết: ” Buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học của Việt Nam và trong khu vực. Với vai trò là các hiệp hội doanh nghiệp, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thì việc các tổ chức xã hội dân sự thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua lồng ghép các thông điệp về bảo vệ động thực vật hoang dã vào chính sách của doanh nghiệp không chỉ là giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh các rủi ro kinh doanh mà còn tạo ra vị thế cạnh tranh và về lâu dài tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Bà Madelon Willemsen, Trưởng đại diện của tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam cho biết: “Tại Việt Nam, người dân đã hình thành khuynh hướng tiêu dùng các hàng hóa và sản phẩm xa xỉ để thể hiện đẳng cấp, trong đó có sừng tê giác khi mức thu nhập của họ ngày càng gia tăng. Hệ lụy của việc tiêu dùng quá mức sẽ dần làm nảy sinh các vấn đề về môi trường, trong đó sự gia tăng tiêu dùng các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã nguy cấp sẽ ngay lập tức mang lại tác động tiêu cực và có thể hủy hoại sự đa dạng sinh học của các vùng lãnh thổ và trên toàn cầu.”

“Như vậy, nếu tất cả các tác nhân của quá trình phát triển gồm – các hiệp hội, tổ chức xã hội, khối nhà nước và khối tư nhân -cùng phối hợp hành động, chúng ta có thể giảm thiểu nhu cầu và chấm dứt các hành vi phạm tội liên quan đến buôn bán và tiêu thụ động, thực vật hoang dã trái phép.”

trong-tran

Ông Trần Văn Trọng – Chánh Văn phòng VECOM ký cam kết cam kết
không khoan nhượng với tội phạm liên quan đến động thực vật hoang dã

Hội thảo lần này là cơ hội để các hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cùng chia sẻ kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm của mình nhằm xây dựng các thông điệp thay đổi hành vi hiệu quả và kế hoạch truyền thông chiến lược như một ví dụ điển hình cho một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên quan.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:

TRAFFIC tại Việt Nam
Chị Nguyễn Tuyết Trinh, Cán bộ chương trình cao cấp,
Email: [email protected]; ĐT: 04.3726.4665

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chị Lê Thị Kim Thành, Phó Trưởng Phòng, Trung tâm Hỗ trợ DNNVV
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Số 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội
Email: [email protected] ; ĐT: 0912933834