Oracle hiện có khoảng 18 trung tâm chăm sóc khách hàng luôn sẵn sàng túc trực 24/7 trên toàn cầu, cùng với 29 ngôn ngữ trên các dòng sản phẩm của Oracle.
Oracle chuyên cung cấp các công cụ và phần mềm cơ sở dữ liệu kèm theo các gói ứng dụng, phần mềm lớp giữa (middleware) và các giải pháp phần mềm tích hợp.
Các giải pháp của Oracle giúp khách hàng quản lý thông tin, luồng tiến trình giao dịch trong hoạt động doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro về cơ sở hạ tầng CNTT. Trong lúc, Sun Microsystems, thành lập năm 1983, chuyên sản xuất các máy chủ, máy trạm trên bộ xử lý SPARC, các hệ điều hành SunOS và Solaris, nền tảng Java…
Một số sản phẩm, dịch vụ chính của cả Oracle và Sun gồm:
– Hệ thống máy chủ và lưu trữ: Sun luôn tự hào về thế mạnh của mình được thể hiện ở hệ thống máy chủ và lưu trữ StorageTek. Trong khi đó, Oracle lại sở hữu các ứng dụng sao lưu là Secure Backup
– Công nghệ ảo hóa: Sun đã trình làng một số sản phẩm công nghệ ảo máy tính (desktop virtualization) như VDI, Secure Global Desktop, Sun Ray, và VirtualBox
– Phát triển phần mềm: Cộng đồng nguồn mở Glassfish và các chuyên gia đến từ Sun đã cùng nhau phát triển GlassFish Enterprise Server và JavaEE, còn Oracle lại có WebLogic Server. Nói đến công cụ phát triển mã nguồn mở, Sun có NetBeans, còn Oracle là Jdeveloper
– Cơ sở dữ liệu: Sun vừa mới giới thiệu phiên bản cơ sở dữ liệu Oracle Database 11g Release 2 mới, Sun thì có MySQL
– Phần mềm lớp giữa (middleware): sản phẩm của Oracle là Fusion Middleware.
Chủ yếu khách hàng của Oracle và Sun là các doanh nghiệp. Khi Oracle và Sun sát nhập, các khách hàng của Sun lẫn Oracle giờ đây chỉ còn một nhà cung cấp để giải quyết vấn đề phát sinh, điều này có thể giúp thời gian giải quyết vấn đề được rút ngắn và rủi ro sẽ được giảm thiểu. Hơn nữa, nhờ vào công nghệ sẵn có của Sun, thì Oracle có thể xây dựng các hệ thống phần cứng và phần mềm dựa trên công nghệ tiêu chuẩn mở, từ đó hy vọng khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp mà giá thành lại không quá đắt.