Với việc tạo thêm nút “Mua hàng” trong trang Shopping của mình, Google đã tạo thêm một tính năng gần tương tự với tính năng “click-để-đặt-hàng” (one-click-ordering) của Amazon, và nhờ đó, giờ đây Google đã có thể giữ chân người dùng lâu hơn thay vì việc kết nối người mua với các website bán hàng thông qua công cụ tìm kiếm như trước.
Google sẽ không phải là người bán hàng hay vận chuyển hàng. Điều này nhằm giúp cho việc mua sắm của người tiêu dùng thuận lợi hơn, và họ sẽ tiếp tục sử dụng công cụ tìm kiếm sản phẩm của Google thay vì tìm kiếm trực tiếp trên Amazon. Đây cũng là động thái đối với việc Amazon đang ủng hộ những nỗ lực nhằm chia sẻ thị trường tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến – vốn được xem là thống trị bởi Google.
Ngoài ra, Google cũng đang xem xét về một chương trình tiếp thị cho phép các nhà bán hàng thúc đẩy việc chuyển hàng trong vòng hai ngày cho sản phẩm được thanh toán thông qua dịch vụ shopping của hãng, giống như của hãng ShopRunner, cũng cung cấp việc vận chuyển không giới hạn trong vòng hai ngày từ các nhà bán lẻ bao gồm Neiman Marcus Group và Toys “R” với phí hàng năm là 79USD.
Tuy nhiên, Google không đưa ra bất cứ bình luận nào cụ thể về hai kế hoạch này. “Chúng tôi liên tục tìm hiểu và thử nghiệm các ý tưởng để cải thiện trải nghiệm của người dùng. Chúng tôi không có gì để công bố”, theo như phát ngôn viên của Google.
Nếu Google tiếp tục với những kế hoạch này, nó sẽ là động thái mới nhất của gã khổng lồ tìm kiếm để chống lại sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Amazon trên thị trường thương mại điện tử. Trong quý 3, 39% người mua hàng ở Mỹ đã bắt đầu chuyển sang tìm kiếm sản phẩm ngay trên Amazon và chỉ có 11% bắt đầu từ công cụ Google Search (theo Forester Research). Đã có một sự soán ngôi ngoạn mục, khi mà năm 2009 24% người dùng bắt đầu tìm kiếm từ Google và chỉ có 18% với Amazon.
Nhân viên cũ của Google cho biết tìm kiếm sản phẩm mang lại nguồn thu lớn nhất trong tổng doanh thu hơn 50 tỷ USD từ kinh doanh quảng cáo của hãng. Google không cung cấp thêm thông tin chi tiết, mặc dù Chủ tịch điều hành Eric Schmidt đã gọi Amazon là “đối thủ cạnh tranh tìm kiếm lớn nhất”.
Lượng người dùng smartphone và các dịch vụ di động ngày càng gia tăng đang đặt ra vấn đề cho Google. Nhiều người lựa chọn bỏ qua các trang web truyền thống và các công cụ tìm kiếm mà ưa chuộng các ứng dụng của các nhà bán lẻ như Amazon hơn.
Ví dụ như mới đây, dịch vụ thanh toán mới của Apple – Apple Pay – cho phép thanh toán chỉ bằng 1 cú click trên Iphone, giúp khuyến khích người sử dụng gắn liền với những nhà bán hảng online yêu thích, thì giờ đây Google cung cấp tính năng Mua tức thì, cho phép người có tài khoản Google Wallet mua hàng trên site và app di động chỉ với dưới hai lần nhấp chuột.
Google muốn cung cấp thêm các tiện ích mà người dùng từng mong đợi ở Amazon. Trong tháng mười một, người dùng Google trên smartphone đã bắt đầu nhìn thấy cột thông tin giống như trang chủ Amazon ngay trong kết quả tìm kiếm, với thông tin sản phẩm, thông số, giá cả và đánh giá. Google cũng đưa ra tính năng tương tự cho các máy tính cá nhân. Tuy nhiên, người tìm kiếm vẫn phải bấm vào website của người bán để hoàn tất việc mua hàng, những trang này thường không tích hợp nút vận chuyển hoặc thẻ thanh toán, điều này gây trở ngại cho việc mua bán.
Việc tạo nút “Mua hàng” giúp người dùng Google có thể mua hàng ngay trên trang web, cung cấp thông tin thanh toán và giao hàng ngay cho Google, sau đó Google sẽ chuyển thông tin này lại cho các nhà bán hàng để hoàn tất đơn hàng.
Facebook và Twitter gần đây cho biết họ cũng đang thử nghiệm nút mua hàng của riêng mình để tạo thuận lợi cho việc mua hàng từ các nhà quảng cáo.
Các nhà bán lẻ đang xem xét việc tham gia vào sáng kiến của Google vì họ cũng cảm thấy e ngại Amazon. Không giống Amazon, Google không bán hàng hóa, hãng đã thảo luận và cho phép các nhà bán hàng được nắm giữ thông tin email khách hàng sử dụng nút “Mua hàng” của Google. Ngược lại, Amazon không chia sẻ dữ liệu khách hàng mua hàng qua website của họ. Bên cạnh đó, các nhà bán hàng cũng cần sự hỗ trợ để cạnh tranh với dịch vụ chuyển phát của Amazon. Dịch vụ chuyển phát nhanh của Google cung cấp việc giao hàng trong cùng ngày, nhưng với số lượng hạn chế về sản phẩm tại một số ít thành phố của Hoa Kỳ. Chương trình vận chuyển mới cơ bản sẽ giúp hợp tác tiếp thị, cho phép nhà bán hàng đẩy nhanh việc giao hàng trong vòng hai ngày dưới thương hiệu Google. Tuy nhiên, vẫn chưa ai hiểu cơ chế làm việc rõ ràng của chương trình.
Thương mại điện tử ngày càng phát triển kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, đặc biệt là giữa những “ông lớn” và cả những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường nhưng đầy tiềm năng. Với việc Google lên kế hoạch dấn sâu vào lĩnh vực này, đã cho thấy sự quan trọng của thương mại điện tử trong kinh tế hiện nay. Và tuy rằng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhưng tương lai phát triển của thương mại điện tử, là một thực tế không thể phủ nhận.
Theo World Street Journal
Các bài viết liên quan:
Google tư vấn chiến lược Marketing cho 30 doanh nghiệp
Những con số ấn tượng của online shopping mùa lễ 2014
Social Marketing trên di động sẽ là xu hướng trong những năm tới
Phân tích quy trình tìm kiếm của Goolge
Những bài học từ Amazon – Website bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới
Chính sách đặt tên của Facebook và Google+