Năm 2005
Google lôi kéo Lee Kai-fu từ Microsoft và Johnny Chou từ UTStarcom về hãng để điều hành hoạt động của văn phòng tại Trung Quốc. Việc Google tuyển dụng Lee Kai-fu đã khiến họ bị Microsoft khởi kiện cho đến khi 2 bên tiến hành thỏa thuận giải quyết vụ việc này vào tháng 12 năm đó.
Năm 2006
Tháng 1: Google.cn chính thức ra mắt.
Tháng 2: Các nhà làm luật Mỹ đã kịch liệt chỉ trích Google và Yahoo đã “tiếp tay” cho chính quyền Trung Quốc trong việc kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm.
Tháng 6: Google bán lại toàn bộ số cổ phần của họ tại Baidu – một công cụ tìm kiếm bản địa.
Tháng 12: Johnny Chou từ chức đồng chủ tịch và chỉ còn một mình Lee Kai- fu giữ chức Chủ tịch Google tại Trung Quốc.
Năm 2007
Tháng 1: Google hợp tác với China Mobile – mạng di động lớn nhất Trung Quốc để cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên di động và Internet tịa Trung Quốc.
Tháng 4: Google lên tiếng xin lỗi vì đã sử dụng dữ liệu của đối thủ Sohu.com để đoạt quyền kinh doanh quảng cáo trên 400 website của China Telecom.
Tháng 6: Google hợp tác với Sina, cổng thông tin trực tuyến lớn nhất Trung Quốc để cung cấp dịch vụ tìm kiếm, quảng cáo và tin tức tại Trung Quốc.
Năm 2008
Trung Quốc chính thức vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới.
Năm 2009
Tháng 1: Trung Quốc tuyên bố phát động chiến dịch truy quét những website phát tán nội dung khiêu dâm, đồi trụy thông qua các công cụ tìm kiếm như Baidu và Google. Hai ngày sau Baidu lên tiếng xin lỗi vì đã để lọt những thông tin độc hại này trên công cụ tìm kiếm của họ.
Tháng 3: Dịch vụ chia sẻ video YouTube của Google không thể truy cập được tại Trung Quốc. Google bắt đầu cung cấp dịch vụ âm nhạc trực tuyến miễn phí.
Tháng 6: Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy tính tại nước này phải được cài đặt phần mềm “Green Dam-Youth Escort” kể từ ngày 1/7/2009 để chặn các website khiêu dâm.
Tháng 7: Trung Quốc tạm hoãn kế hoạch cài đặt “Green Dam- Youth Escort”. Facebook bắt đầu không thể truy cập tại Trung Quốc.
Tháng 9: Lee Kai-fu từ chức và đứng ra thành lập một công ty riêng tại Bắc Kinh.
Năm 2010
Ngày 12/1: Google tuyên bố đang xem xét việc đóng cửa của họ tại Trung Quốc sau khi phát hiện ra một vụ tấn công “cực kỳ tinh vi” nhằm đột nhập hệ thống cơ sở dữ liệu thư điện tử của họ tại Trung Quốc.
Ngày 21/1: Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi Trung Quốc tiến hành điều tra vụ đột nhập này.
Ngày 29/1: Tổng giám đốc Google Eric Schmidt tuyên bố hãng này phản đối việc kiểm duyệt và lọc các kết quả tìm kiếm tại Trung Quốc.
Ngày 5/2: Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Yang Jiechi tuyên bố Trung Quốc không thể bị đổ tội vì Google bị tấn công.
Ngày 10/3: Eric Schmidt tiết lộ “số phận của Google tại Trung Quốc sẽ sớm có quyết định cuối cùng”.
Ngày 12/3: Li Yizhong, Bộ trưởng Công nghiệp và CNTT Trung Quốc tuyên bố Google sẽ “rất thiếu trách nhiệm” nếu không tuân thủ các quy định của luật pháp Trung Quốc.
Ngày 13/3: Tờ Financial Times trích dẫn một nguồn tin bí mật cho biết “99,9% Google sẽ đóng cửa dịch vụ tìm kiếm của mình tại Trung Quốc”.
Ngày 15/3: Lần đầu tiên cổ phiếu của Baidu có giá cao hơn cổ phiếu của Google.
Ngày 16/3: website của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đăng tải một mức thư có chữ ký của 27 hãng quảng cáo Trung Quốc yêu cầu Google phải bồi thường cho họ nếu rút khỏi thị trường nước này.
Ngày 17/3: Hãng tin kinh tế Bloomberg đã tiếp cận được 22 trong tổng số 27 chữ ký trong lá thư nhưng không một ai xác nhận họ đã ký vào lá thư đó.
Ngày 19/3: Tờ China Business News tiết lộ thông tin cho biết Google sẽ chính thức ngừng hoạt động tại Trung Quốc kể từ ngày 10/4/2010. CCTV gỡ bỏ lá thư mạo danh khỏi website của họ.
Ngày 21/3: Các hãng truyền thông Trung Quốc bao gồm cả Tân Hoa Xã lên tiến chỉ trích Google đã “chính trị hóa” vấn đề của họ.
Ngày 22/3: Google chính thức tuyên bố ngừng hoạt động công cụ tìm kiếm của hãng tại Trung Quốc, chuyển tất cả những truy cập từ địa chỉ Google.cn sang công cụ đặt tại HongKong.