Giám đốc điều hành công ty Titan, ông Vern Raburn từ chối cung cấp thông tin về giá của cuộc thỏa thuận. Ông Raburn cho biết, 20 người của công ty với tất cả các nhân viên vẫn tiếp tục làm việc tại New Mexico khi gia nhập Google trong tương lai gần.
Thỏa thuận có thể thúc đẩy những nỗ lực của Google nhằm cung cấp việc truy cập Internet cho vùng hẻo lánh của thế giới. Năm ngoái Google tung ra một dựa án mạng dùng những quả bóng bay để đưa để cung cấp Internet qua Nam bán cầu. Dự án này mang tên “Project Loon”.
Trong một tuyên bố gửi qua email, Google cho biết: “Vệ tinh khí quyển có thể giúp hàng triệu người truy cập internet, góp phần giải quyết nhiều vấn đề khác bao gồm cả việc cứu trợ thiên tai và thiệt hại môi trường như phá rừng.”
Việc Google mua lại công ty Titan diễn ra vài tuần sau khi đối thủ Facebook công bố kế hoạch sử dụng máy bay không người lái dùng năng lượng mặt trời và vệ tinh để giúp người sử dụng ở khu vực kém phát triển của thế giới kết nối Internet. Một vài tuần trước thông báo của Facebook, báo chí nói rằng Facebook cũng đang tiến hành các cuộc thảo luận để có được Titan.
Theo trang web của công ty, Titan được phát triển đa dạng các loại “vệ tinh khí quyển” chạy bằng năng lượng mặt trời, với các hoạt động thương mại đầu tiên dự kiến đến năm 2015 . Các máy bay, bay ở độ cao 65.000 feet và có thể duy trì độ trong 5 năm và có 165 feet (50 mét) sải cánh, ngắn hơn so với máy bay Boeing 777 .
Tin tức về việc mua lại lần đầu tiên được đưa ra vào hôm thứ hai trên tờ Wall Street Journal.
Theo Gafin/Reuters/NCDT