Căn cứ Quyết định số 0338/QĐ-BCT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện”;

Căn cứ Điều lệ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Phương hướng hoạt động của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam khóa II giai đoạn 2011 – 2015;

Nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giữa tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Trung ương và địa phương;

Hôm nay, ngày 30 tháng 9 năm 2011, tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 163 Hai Bà Trưng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38222311; Fax: (08) 38221778

Email: [email protected]

Website: www.congthuong.hochiminhcity.gov.vn

www.trade.hochiminhcity.gov.vn

Người đại diện: ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc

2. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương (VECITA)

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04-222 053 33

Email: [email protected]

Website: www.vecita.gov.vn

Người đại diện: ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng

3. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)

Địa chỉ: Tầng 7, 29 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04-627 844 79

Email: [email protected]

Website: www.vecom.vn

Người đại diện: ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký

Gọi tắt là “các Bên” thống nhất ký kết thỏa thuận hợp tác theo các điều khoản dưới đây:

Điều 1. Mục tiêu

Các Bên thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử nhằm:

a. Thúc đẩy phát triển giao dịch thương mại trực tuyến, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là “TP.HCM”).

b. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử trên địa bàn TP.HCM.

c. Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp TP.HCM về vai trò và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh.

d. Hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

e. Nâng cao nhận thức và kỹ năng của người tiêu dùng khi tham gia thương mại điện tử, hỗ trợ và bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia mua bán trực tuyến.

Điều 2. Nội dung hợp tác

1. Đào tạo, tuyên truyền về thương mại điện tử

a. Các Bên phối hợp tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho cán bộ, công chức TP.HCM.

b. Các Bên phối hợp tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp TP.HCM. Các khóa đào tạo sẽ được triển khai theo chương trình khung của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, học viên hoàn thành khóa học và đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được cấp giấy chứng nhận của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.

c. Các Bên phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề tại TP.HCM để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo thương mại điện tử, gắn nội dung đào tạo với nhu cầu ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn.

d. Các Bên phối hợp giới thiệu, quảng bá về lợi ích của thương mại điện tử đến người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trên địa bàn TP.HCM thông qua các phương tiện truyền thông.

2. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử

a. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Sở Công Thương TP.HCM hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do Bộ Công Thương cung cấp, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu.

b. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Sở Công Thương TP.HCM hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM tham gia các cổng thương mại điện tử do Bộ Công Thương vận hành, bao gồm: Cổng Thương mại điện tử quốc gia ECVN (www.ecvn.com), Cổng thông tin Thị trường nước ngoài TTNN (www.ttnn.com.vn) và Cổng Thông tin xuất khẩu VNEX (www.vnex.com.vn).

c. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cam kết hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM như sau:

Các hội viên của Hiệp hội có thể có sáng kiến độc lập hoặc cùng phối hợp đưa ra các cam kết hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM ứng dụng thương mại điện tử. Tại thời điểm ký kết Thỏa thuận hợp tác này, một số hội viên đã đưa ra các cam kết hỗ trợ cụ thể (Phụ lục).

Trong quá trình thực hiện Thỏa thuận này, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục khuyến khích hội viên đưa ra các cam kết hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp TP.HCM. Các cam kết này sẽ được lập thành các Phụ lục đính kèm Thỏa thuận và là một phần thống nhất, không tách rời của Thỏa thuận. Các Phụ lục sẽ được công bố trên Trang thông tin điện tử của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Sở Công Thương TP.HCM cũng như Trang thông tin điện tử của các hội viên Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và một số trang thông tin điện tử khác.

Các cam kết hỗ trợ đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc ưu đãi cao nhất và áp dụng trong phạm vi chương trình phát triển thương mại điện tử của thành phố.

Sở Công Thương TP.HCM là đầu mối cung cấp thông tin rộng rãi, minh bạch đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP.HCM để đăng ký làm đối tác thụ hưởng những cam kết hỗ trợ nêu trên.

d. Các Bên phối hợp nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM có website với chất lượng tốt và chi phí hợp lý.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tham gia “Chương trình 10.000 website doanh nghiệp”.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam vận động hội viên đưa ra các cam kết cụ thể giúp doanh nghiệp TP.HCM xây dựng và vận hành website.

e. Các Bên phối hợp tổ chức sự kiện “Tuần mua sắm trực tuyến” diễn ra hàng năm.

3. Phối hợp trong quản lý nhà nước về thương mại điện tử

a. Các Bên phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại điện tử theo nguyên tắc:

Các Bên thường xuyên tham khảo ý kiến của nhau trong quá trình xây dựng dự thảo, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện và sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về thương mại điện tử.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin hướng dẫn nghiệp vụ cho Sở Công Thương TP.HCM trong việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về thương mại điện tử đối với các tổ chức có trụ sở hoặc cá nhân thường trú trên địa bàn TP.HCM. Sở Công Thương TP.HCM và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn cho các hội viên Hiệp hội có trụ sở trên địa bàn TP.HCM hoạt động đúng pháp luật.

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật thương mại điện tử, các Bên thông báo cho nhau để kịp thời xem xét, xử lý theo thẩm quyền từng Bên.

b. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ về nghiệp vụ; Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương TP.HCM trong quá trình triển khai Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015 được Ủy ban nhân dân TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 2471/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2011.

c. Về thống kê thương mại điện tử:

Căn cứ pháp luật về thống kê đối với lĩnh vực thương mại điện tử, các Bên phối hợp điều tra, khảo sát định kỳ tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn TP.HCM nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước, kịp thời xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp thực tiễn.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chỉ đạo, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp với Sở Công Thương TP.HCM tổ chức đình kỳ hàng năm việc điều tra, khảo sát các doanh nghiệp TP.HCM nhằm xây dựng Chỉ số sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam (VN Ebiz Index).

d. Các Bên phối hợp trong việc hòa giải, giải quyết tranh chấp thương mại điện tử để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người tiêu dùng và các hội viên Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.

e. Các Bên phối hợp tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế về thương mại điện tử để học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân sự các bên và góp phần thúc đẩy thương mại điện tử Việt Nam phát triển.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

a. Các Bên tổ chức tuyên truyền rộng rãi; nhanh chóng phối hợp, huy động các nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả những nội dung hợp tác tại Điều 2.

b. Mỗi Bên cử một đại diện là lãnh đạo và một số cán bộ làm đầu mối triển khai Thỏa thuận này. Khi một Bên thay đổi những nhân sự vừa nêu, cần thông báo cho các Bên còn lại chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.

c. Trong quá trình thực hiện, các Bên chủ yếu sử dụng phương tiện trực tuyến để trao đổi thông tin. Quý IV hàng năm, lãnh đạo các Bên sẽ gặp gỡ để xem xét, đánh giá kết quả thực hiện Thỏa thuận trong năm và thống nhất kế hoạch chi tiết cho năm tiếp theo.

Điều 4. Hiệu lực

Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 và được lập thành 03 (ba) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 (một) bản./.


CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỞ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
CỤC TRƯỞNG PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ CHỦ TỊCH

 

Trần Hữu Linh Trần Vinh Nhung Nguyễn Thanh Hưng

File download tại đây

Các Tin liên quan:

Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác Phát triển thương mại điện tử tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển TMĐT tại Tp.HCM (2011-2015)

Căn cứ Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015;

Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015;

Căn cứ Quyết định số 0338/QĐ-BCT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện”;

Căn cứ Điều lệ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Phương hướng hoạt động của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam khóa II giai đoạn 2011 – 2015;

Nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giữa tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Trung ương và địa phương;

Hôm nay, ngày 30 tháng 9 năm 2011, tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 163 Hai Bà Trưng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38222311; Fax: (08) 38221778

Email: [email protected]

Website: www.congthuong.hochiminhcity.gov.vn

www.trade.hochiminhcity.gov.vn

Người đại diện: ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc

2. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương (VECITA)

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04-222 053 33

Email: [email protected]

Website: www.vecita.gov.vn

Người đại diện: ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng

3. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)

Địa chỉ: Tầng 7, 29 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04-627 844 79

Email: [email protected]

Website: www.vecom.vn

Người đại diện: ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký

Gọi tắt là “các Bên” thống nhất ký kết thỏa thuận hợp tác theo các điều khoản dưới đây:

Điều 1. Mục tiêu

Các Bên thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử nhằm:

a. Thúc đẩy phát triển giao dịch thương mại trực tuyến, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là “TP.HCM”).

b. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử trên địa bàn TP.HCM.

c. Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp TP.HCM về vai trò và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh.

d. Hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

e. Nâng cao nhận thức và kỹ năng của người tiêu dùng khi tham gia thương mại điện tử, hỗ trợ và bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia mua bán trực tuyến.

Điều 2. Nội dung hợp tác

1. Đào tạo, tuyên truyền về thương mại điện tử

a. Các Bên phối hợp tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho cán bộ, công chức TP.HCM.

b. Các Bên phối hợp tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp TP.HCM. Các khóa đào tạo sẽ được triển khai theo chương trình khung của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, học viên hoàn thành khóa học và đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được cấp giấy chứng nhận của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.

c. Các Bên phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề tại TP.HCM để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo thương mại điện tử, gắn nội dung đào tạo với nhu cầu ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn.

d. Các Bên phối hợp giới thiệu, quảng bá về lợi ích của thương mại điện tử đến người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trên địa bàn TP.HCM thông qua các phương tiện truyền thông.

2. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử

a. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Sở Công Thương TP.HCM hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do Bộ Công Thương cung cấp, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu.

b. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Sở Công Thương TP.HCM hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM tham gia các cổng thương mại điện tử do Bộ Công Thương vận hành, bao gồm: Cổng Thương mại điện tử quốc gia ECVN (www.ecvn.com), Cổng thông tin Thị trường nước ngoài TTNN (www.ttnn.com.vn) và Cổng Thông tin xuất khẩu VNEX (www.vnex.com.vn).

c. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cam kết hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM như sau:

Các hội viên của Hiệp hội có thể có sáng kiến độc lập hoặc cùng phối hợp đưa ra các cam kết hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM ứng dụng thương mại điện tử. Tại thời điểm ký kết Thỏa thuận hợp tác này, một số hội viên đã đưa ra các cam kết hỗ trợ cụ thể (Phụ lục).

Trong quá trình thực hiện Thỏa thuận này, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục khuyến khích hội viên đưa ra các cam kết hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp TP.HCM. Các cam kết này sẽ được lập thành các Phụ lục đính kèm Thỏa thuận và là một phần thống nhất, không tách rời của Thỏa thuận. Các Phụ lục sẽ được công bố trên Trang thông tin điện tử của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Sở Công Thương TP.HCM cũng như Trang thông tin điện tử của các hội viên Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và một số trang thông tin điện tử khác.

Các cam kết hỗ trợ đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc ưu đãi cao nhất và áp dụng trong phạm vi chương trình phát triển thương mại điện tử của thành phố.

Sở Công Thương TP.HCM là đầu mối cung cấp thông tin rộng rãi, minh bạch đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP.HCM để đăng ký làm đối tác thụ hưởng những cam kết hỗ trợ nêu trên.

d. Các Bên phối hợp nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM có website với chất lượng tốt và chi phí hợp lý.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tham gia “Chương trình 10.000 website doanh nghiệp”.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam vận động hội viên đưa ra các cam kết cụ thể giúp doanh nghiệp TP.HCM xây dựng và vận hành website.

e. Các Bên phối hợp tổ chức sự kiện “Tuần mua sắm trực tuyến” diễn ra hàng năm.

3. Phối hợp trong quản lý nhà nước về thương mại điện tử

a. Các Bên phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại điện tử theo nguyên tắc:

Các Bên thường xuyên tham khảo ý kiến của nhau trong quá trình xây dựng dự thảo, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện và sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về thương mại điện tử.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin hướng dẫn nghiệp vụ cho Sở Công Thương TP.HCM trong việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về thương mại điện tử đối với các tổ chức có trụ sở hoặc cá nhân thường trú trên địa bàn TP.HCM. Sở Công Thương TP.HCM và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn cho các hội viên Hiệp hội có trụ sở trên địa bàn TP.HCM hoạt động đúng pháp luật.

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật thương mại điện tử, các Bên thông báo cho nhau để kịp thời xem xét, xử lý theo thẩm quyền từng Bên.

b. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ về nghiệp vụ; Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương TP.HCM trong quá trình triển khai Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015 được Ủy ban nhân dân TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 2471/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2011.

c. Về thống kê thương mại điện tử:

Căn cứ pháp luật về thống kê đối với lĩnh vực thương mại điện tử, các Bên phối hợp điều tra, khảo sát định kỳ tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn TP.HCM nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước, kịp thời xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp thực tiễn.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chỉ đạo, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp với Sở Công Thương TP.HCM tổ chức đình kỳ hàng năm việc điều tra, khảo sát các doanh nghiệp TP.HCM nhằm xây dựng Chỉ số sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam (VN Ebiz Index).

d. Các Bên phối hợp trong việc hòa giải, giải quyết tranh chấp thương mại điện tử để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người tiêu dùng và các hội viên Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.

e. Các Bên phối hợp tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế về thương mại điện tử để học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân sự các bên và góp phần thúc đẩy thương mại điện tử Việt Nam phát triển.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

a. Các Bên tổ chức tuyên truyền rộng rãi; nhanh chóng phối hợp, huy động các nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả những nội dung hợp tác tại Điều 2.

b. Mỗi Bên cử một đại diện là lãnh đạo và một số cán bộ làm đầu mối triển khai Thỏa thuận này. Khi một Bên thay đổi những nhân sự vừa nêu, cần thông báo cho các Bên còn lại chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.

c. Trong quá trình thực hiện, các Bên chủ yếu sử dụng phương tiện trực tuyến để trao đổi thông tin. Quý IV hàng năm, lãnh đạo các Bên sẽ gặp gỡ để xem xét, đánh giá kết quả thực hiện Thỏa thuận trong năm và thống nhất kế hoạch chi tiết cho năm tiếp theo.

Điều 4. Hiệu lực

Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 và được lập thành 03 (ba) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 (một) bản./.