Khách hàng đang có xu hướng chuyển sang thương mại di động (mobile ecommerce). Doanh số TMĐT ở Việt Nam chiếm 0,1% tổng doanh số bán lẻ, thấp hơn tỷ lệ chung của ASEAN là 0,2%. UBS cho rằng, thị trường TMĐT ở ASEAN vẫn chưa “trưởng thành” so với Mỹ và Trung Quốc (tỷ lệ TMĐT xấp xỉ 8%)
Hình 1. Số lượng người dùng Internet các nước ASEAN (Nguồn: UBS)
Trước tiên, UBS đã sử dụng thuật toán của một công ty có tên Similarweb.com để tìm xem số lần mà mỗi website thương mại điện tử trong khu vực ASEAN được khách hàng truy cập (hoặc sẽ thành khách hàng). Kết quả phân tích “dữ liệu về lưu lượng” này cho thấy một số kết quả thú vị:
– Lưu lượng của các website bán hàng trong tháng 3/2014 đạt 391 triệu lượt truy cập (hit), chủ yếu ở các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Philippine, trong khi các website bán hàng ở Trung Quốc đạt 723 triệu lượt truy cập – một con số cách biệt không lớn nếu so sánh quy mô dân số Trung Quốc so với ASEAN.
– Sử dụng nền tảng di động thay cho máy tính cá nhân là một trong những dịch chuyển quan trọng đang diễn ra. Một nhà phân tích hàng đầu viết trong báo cáo rằng, ASEAN đang tiến đến “thời khắc di động”. Hầu hết lưu lượng đến từ các thiết bị di động qua dịch vụ 3G và quan trọng hơn, thiết bị di động đã có giá bán phù hợp hơn cho đa số người dùng. Doanh số bán smartphone trong quý I/2014 ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam tăng trưởng khoảng 45-68% so với cùng kỳ năm trước. Ở Thái Lan, tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng chỉ 5% là cản trở cho việc mua bán trực tuyến. Một loạt các hệ thống thanh toán trực tuyến đưa ra giải pháp thay thế như ThaiEpay.com, Paysbuy.com… đã giúp xóa bớt khoảng cách này. Website thương mại điện tử lớn nhất ở Thái Lan là weloveshopping đã đạt đến 6,9 triệu lượt truy cập trong tháng 3/2014, tương đương với website tương tự xếp hàng thứ 7 ở Trung Quốc là Yhd.com và chỉ sau Amazon.com (16 triệu lượt truy cập).
Sử dụng những dữ liệu này, UBS suy luận ra “tỷ lệ chuyển đổi” – một tỷ lệ đánh giá năng lực bán hàng của website. Ở ASEAN, tỷ lệ này từ 0,5%-1%, không cách biệt so với tỷ lệ trung bình toàn cầu là 1,2% (Mỹ là 3%). UBS dự đoán giá trị mua bán trung bình của mỗi giao dịch đạt 35,9 USD, nếu không tính Singapore thì đạt 32,8 USD. Điều đó phản ánh thị trường giao dịch điện tử “chưa trưởng thành” với quy mô giao dịch đạt 528 triệu – 1,1 tỷ USD, dựa trên tính toán rằng, thương mại điện tử chiếm khoảng 0,2% tổng doanh số bán lẻ (Hình 2).
Hình 2. Tóm tắt thống kê thương mại điện tử ASEAN năm 2013, so với Trung Quốc và Mỹ (Nguồn: UBS)
Nếu thương mại điện tử có thể tăng tỷ lệ lên 5% tổng doanh số bán lẻ, thị trường thương mại điện tử sẽ tăng lên quy mô cỡ 21,8 tỷ USD và nếu đạt tới 8% thì quy mô là 34,9 tỷ USD. Tỷ lệ hiện nay của thương mại điện tử ở Trung Quốc và Mỹ đang đạt là 8% tổng doanh số bán lẻ.
Điều này giải thích lý do vì sao công ty thương mại điện tử Trung Quốc lớn nhất khu vực là Alibaba đã chi 313 triệu đôla Sing (khoảng 251 triệu USD) để thâu tóm 10,35% cổ phần của Singapore Post. Singapore Post đang mở rộng kinh doanh thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á.
Người tiêu dùng tiếp tục chi tiền cho mua bán trực tuyến với số lượng ngày càng lớn. Nợ bất động sản và thẻ tín dụng vẫn đang ở mức đáng lo ngại ở Thái Lan và Malaysia. Thủ tục thông quan là một vấn đề lớn ở ASEAN. Cộng đồng kinh tế ASEAN dự kiến thông qua quy định hải quan một cửa (single window) nhằm thực hiện hải quan điện tử thuận tiện. Ngoài ra, khả năng sẽ có các chính sách hỗ trợ vận tải xuyên biên giới. Tất cả các kế hoạch trên dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015. Hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng điều này là không khả thi.
Theo Financial Times
Các bài liên quan khác:
Thương mại điện tử và tương lai cho di động
Xu hướng phát triển TMĐT 2014-2018: Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn nhiều cơ hội
Thương mại điện tử châu Á lần đầu vượt châu Âu
Internet 2014: Di động chiếm lĩnh xu thế
30 thống kê thú vị về thương mại điện tử