Hút lượng khách lớn đổ về tham quan, tản bộ bởi vị trí nổi bật, không gian công cộng độc đáo; hiện các khu phố đi bộ không chỉ là điểm đến mà còn là “mảnh đất màu mỡ” mang giá trị thương mại cực lớn, trong đó kinh doanh tại shop nằm trong khu vực này đang là tâm điểm hấp dẫn giới đầu tư.
Không chỉ là điểm đến…
Theo các chuyên gia kiến trúc, phố đi bộ được xem là không gian công cộng đặc biệt. Khu vực này không chỉ có cảnh quan độc đáo mà còn là nơi tập trung các chuỗi cửa hàng kinh doanh với đa dạng các loại hình dịch vụ, tiện ích, mua sắm, giải trí… nhộn nhịp, phục vụ khách tham quan.
Giá trị bất động sản đạt ngưỡng cao nhất tại TP.HCM là phố đi bộ Nguyễn Huệ – một điểm vui chơi phổ biến của người dân. Cũng không thể bỏ qua một con phố đi bộ cũng khá đình đám của “ông lớn” bất động sản Phú Mỹ Hưng với phố Tôn Dật Tiên, dài hơn 1.500m nối 2 khu chức năng Kênh Đào và The Crescent – Hồ Bán Nguyệt. Trong năm 2018 chủ đầu tư này sẽ hoàn thiện phố đi bộ Scenic Valley, và năm 2019; quảng trường, các lối dạo bộ trong công viên Sakura Park (giai đoạn 1) thuộc khu phức hợp Phú Mỹ Hưng Midtown sẽ được đưa vào hoạt động.
Điểm chung ở các phố đi bộ này là tập trung khá nhiều dịch vụ ở xung quanh và hoạt động nhộn nhịp suốt ngày. Giá nhà theo đó cũng tăng nhanh, đặc biệt là giá thuê các mặt bằng kinh doanh. Giá tăng vùn vụt là một chuyện, nhưng chuyện khó hơn là tìm mặt bằng thuê vì đối tượng thuê đều ký hợp đồng dài hạn từ 5~10 năm. Việc tìm mua lại mặt bằng khó như tìm kim đáy bể vì người muốn chuyển nhượng mặt bằng hầu như không có.
Cầu tăng mạnh
Khảo sát hơn 10 cửa hàng đang hoạt động dọc khu Hồ Bán Nguyệt như Hoàng Yến, Tokyo Deli, Thai Express; Circle K, Sabu Kichoo, Chooki BBQ, Món Huế, … cho thấy, dù giá thuê mặt bằng tương đối cao so với những khu vực khác nhưng đổi lại vị trí kinh doanh lại cực kỳ đắc địa, phục vụ được đông đảo khách hàng nên nguồn lợi nhuận thu về khá tốt, dễ bán, dễ cho thuê. Thậm chí, trên một con phố, nhiều thương hiệu mở đến 2, 3 cửa hàng để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Trà sữa Gong Cha là một điển hình.
Ở phố Kênh Đào, trà sữa Gong Cha có cửa hàng ngay khu phố Panorama và trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều nhóm khách hàng sống quanh đó, đặc biệt là lượng khách “khủng” là học sinh từ trường Đinh Thiện Lý, SSIS. Từng hàng dài khách hàng rồng rắn chờ đến lượt đặt trà sữa không hiếm gặp ở đây từ khi cửa hàng mở cửa đến tận khuya. Đó là chưa kể lượng khách mua giao tận nơi cũng khá lớn. Mới đây, một thương hiệu trà sữa nổi tiếng khác là Bobapop quyết định mở thêm cửa hàng tại khu Hồ Bán Nguyệt – trung tâm cộng đồng của Phú Mỹ Hưng. Đây là con phố mà một ngày có đến vài ngàn lượt người lui tới sử dụng dịch vụ, làm việc… và con số này nhân lên nhiều lần vào dịp cuối tuần hay các sự kiện văn hóa, văn nghệ.
Chị Nguyễn Thị Thu Hường, quản lý tại nhà hàng Món Huế cho biết: “Việc tìm được mặt bằng ngay phố đi bộ nhộn nhịp, an ninh đảm bảo như Phú Mỹ Hưng không phải dễ vì nhiều người có nhu cầu thuê. Khách đến nhà hàng là dân văn phòng, người nước ngoài và cả khách vãng lai và khách đông từ 6 giờ sáng đến 22 giờ khuya. Vào dịp lễ hoặc cuối tuần, nhân viên chạy hết công suất nhiều khi không phục vụ hết. Nhà hàng kinh doanh 4 năm, lợi nhuận thu tốt nên cứ thế duy trì”.
Ráo riết cuộc đua săn cửa hàng
Đánh giá về thị trường kinh doanh cửa hàng hiện nay, đại diện Jones Lang LaShalle Việt Nam (JLL) cho biết, thị trường đang chứng kiến một làn sóng các trung tâm mua sắm với nhiều mô hình cửa hàng trong và ngoài nước gia nhập thị trường như 7-Eleven, các thương hiệu thời trang và mỹ phẩm như Old Navy, Innisfree, NARS và các thương hiệu trà sữa đến từ Đài Loan… Trong đó, có khá nhiều nhà bán lẻ thực phẩm (F&B) cũng đang tìm kiếm những không gian bán lẻ có chất lượng cao, thiết kế hiện đại, được quản lý chuyên nghiệp, và đặc biệt là phải tọa lạc ở các không gian cộng đồng như phố đi bộ, dù chi phí thuê mặt bằng có cao hơn các chỗ khác từ 20-30%. CBRE Việt Nam dự báo, từ nay đến cuối năm, các thương hiệu dành cho giới trẻ và ngành hàng ăn uống sẽ tiếp tục được mở rộng.
Nhận định bất động sản gần khu vực công cộng sẽ mang lại giá trị đầu tư hiệu quả, nhất là kinh doanh, nhưng tìm mặt bằng thuê hoặc sang nhượng lại quá khó, nhiều nhà đầu tư săn hàng từ các chủ đầu tư.
Ngoài các mặt bằng ở phố Nguyễn Huệ, thì cửa hàng ở các khu căn hộ hoặc phố đi bộ tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng được thị trường hút mạnh;. Điều này lấy cơ sở từ hàng loạt cửa hàng được mở bán gần đây đều có mãi lực tốt như hơn 60 cửa hàng của Phú Mỹ Hưng Midtown với giá bán từ 3 tỷ đến hơn 60 tỷ. Sau đó không lâu, chủ đầu tư bán thêm hơn 20 cửa hàng của dự án Scenic Valley 2 và cũng hết hàng sớm. Dù các shop này đều thuộc dự án hình thành trong tương lai, nhưng do số lượng không nhiều lại nằm ngay các phố đi bộ, công viên; đồng thời, người mua thực chứng được tiềm năng kinh doanh tốt của cửa hàng từ khu Kênh Đào, Hồ Bán Nguyệt nên không ngần ngại xuống tiền ngay khi có cơ hội sở hữu.
Chủ đầu tư cho biết, sau khi công bố sẽ mở bán 14 cửa hàng tại khu phố Panorama ngay cửa ngõ vào phố đi bộ Kênh Đào thì lập tức nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong đó có cả các thương hiệu quốc tế nổi tiếng.. Ngoài các cửa hàng của Panorama mở bán trong đợt này, các không gian công cộng tại đô thị cũng không còn shop để bán, chính yếu tố gần như độc tôn của shop Panorama cũng là lý do mà loại hình bất động sản này đang được săn đón ráo riết.
Chưa kể, ngoài lợi thế khu Panorama đã đi vào hoạt động, lượng khách sử dụng dịch vụ ổn định; cộng với việc nhiều thương hiệu nổi tiếng như Starbucks, Gong cha, Highlands, Citimart,… đã có mặt tại đây tạo nên một con phố mua sắm, giải trí sầm uất; thì trong tương lai không xa, đối diện khu Panorama sẽ có công viên quy mô vài hecta được xây dựng. Theo thông tin ban đầu, đây là công viên đô thị rộng nhất và được đầu tư lớn nhất trong khu đô thị từ trước đến nay và sẽ là điểm tham quan hấp dẫn của bất kỳ ai khi đến TP.HCM.