Trong buổi khai giảng lớp đào tạo kinh doanh online do công ty IMGroup tổ chức tại TP HCM với chủ đề “Xây dựng chuỗi kinh doanh online thành công vượt trội- Tư duy chiến lược- Marketing”, Tới tham dự có Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam kiêm Trưởng đại diện Văn phòng phía Nam của VECOM, cùng tham dự có các đơn vị báo chí truyền thông, các đơn vị bảo trợ thông tin : Thời báo Mê Kông, Tạp Chí Thương Gia và Thị trường… Nhân dịp này, phóng viên (P/V) Tạp chí Thương gia và Thị trường đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Ngọc Dũng xung quanh vấn đề liên quan đến thương mại điện tử.

Anh 1 Ong Nguye n Ngọc Dũng

Ông Nguyễn Ngọc Dũng phát biểu tại buổi khai giảng lớp đào tạo kinh doanh online 

P/V: Ông nhận định như thế nào về thị trường thương mại điện tử Việt Nam?

Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Thương mại điện tử có mặt ở Việt Nam khá sớm. Từ năm 2013 đến 2016 thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển mạnh. Và hiện nay có nhiều công ty nước ngoài đang rất quan tâm đến thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Nói về mức độ thì hiện nay, Việt Nam là một điểm ngắm cho các công ty đầu tư nước ngoài. Các cuộc mua bán chuyển nhượng diễn ra ngày một sôi động hơn.

P/V: Như thế có thể nói Việt Nam đang là một thị trường nhiều tiềm năng của thương mại điện tử. Vậy vai trò của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam – VECOM có đóng những góp gì cho thị trường này phát triển bền vững? Cần có sự hỗ trợ gì về chính sách không, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngọc Dũng: VECOM là đầu cầu của việc kết nối cho các thành viên trong hiệp hội, kết nối các doanh nghiệp ngoài hiệp hội với nhau. Ngoài ra, trong điều lệ của Hiệp hội chúng tôi cũng ghi rõ Hiệp hội có vai trò phản biện về các chính sách, xây dựng và hỗ trợ về các chính sách về thương mại điện tử, tổ chức các hội thảo, các chương trình đào tạo chuyên đề về thương mại điện tử nhằm cung cấp các kiến thức chuyên môn và chuyên gia về thương mại điện tử. Kết hợp với các trung tâm đào tạo về thương mại điện tử cung cấp nâng cao chất lượng nhân lực cho thị trường thương mại điện tử.

P/V: Từ nhiệm vụ và tính chuyên nghiệp của mình, ông thấy rằng các chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam cần phải làm gì để ngành thương mại điện tử của chúng ta phát triển nhanh và bền vững?

Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Tôi nghĩ rằng thương mại điện tử phải phù hợp với môi trường thế giới. Và thương mại điện tử Việt Nam cũng có đặc thù riêng nhưng vẫn phải nằm trong xu thế chung và phù hợp với thế giới. Hiện nay chúng ta đã có nhiều cuộc hội thảo về thương mại điện tử. Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta tổ chức rất nhiều các cuộc hội thảo, các chương trình đào tạo về thương mại điện tử. Vấn đề chúng ta nói ở đây không phải là để huấn luyện hay hướng dẫn cho họ phải làm thương mại điện tử như thế nào. Mà chúng ta phải làm sao cho thương mại điện tử phát triển hơn.

Đối với thị trường thương mại điện tử của chúng ta hiện nay, vấn đề cần nhất là chữ Tín. Hiện nay, việc giới thiệu quảng cáo sản phẩm quá mức so với thực tế, kinh doanh không lành mạnh, việc giao hàng không đúng như yêu cầu, chính sách đổi trả hàng chưa hoàn chỉnh, chính sách giao hàng không tốt… sẽ làm cho khách hàng e ngại, làm rào cản lớn cho sự phát triển của thương mại điện tử. Chúng ta phải cố gắng xây dựng chữ “Tín” cho thương mại điện tử. Nếu như trước kia, chúng ta mở một gian hàng có thể chỉ có một vài người từ chối không đến, nhưng với xu thế phát triển của mạng xã hội như hiện nay thì sự chia sẻ sẽ rất lớn, số người từ chối sẽ rất lớn và làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của chúng ta, làm mất thương hiệu của chúng ta. Thương hiệu trên Internet rất khó xây dựng. Nếu xây dựng thành công thì phải cố giữ cho được thương hiệu.

P/V: Ông vừa tham dự với tư cách đơn vị bảo trợ của công ty IM Group trong lễ khai giảng khóa đào tạo về kinh doanh online do công ty này tổ chức. Ông có nhận xét gì về những khóa đào tạo như thế? Ông có góp ý gì cho những chương trình đào tạo  thương mại điện tử có chất lượng tốt hơn?

Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Hiện nay có nhiều đơn vị, công ty tổ chức các lớp đào tạo về kinh doanh online hay thương mại điện tử. Đối với vai trò của VECOM, chúng tôi ủng hộ và hỗ trợ thêm những kiến thức, cung cấp thêm những chuyên gia để cho những chương trình này giá trị hơn, mang tính chất hỗ trợ thiết thực hơn cho cộng đồng. Hiệp hội cũng là nơi để hướng dẫn các chính sách về thương mại điện tử. Chúng tôi sẽ đưa các chuyên gia để hướng dẫn thêm kinh doanh online mà phải hợp tác và phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động thương mại điện tử.

P/V: Trân trọng cảm ơn ông!

DSC04442

Công ty IM Group tổ chức thành công khóa học đào tạo kinh doanh online tại TP.HCM