Đây là khóa học được mở ra tại trường Đại học Công nghiệp và Thương mại Yiwu, thuộc thành phố Yiwu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Khóa học sinh đầu tiên đã tốt nghiệp hồi tháng 6 vừa qua. Nhà trường cho biết một học sinh tốt nghiệp khóa học đã có được doanh thu hàng năm là 10 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 1,6 triệu đô la Mỹ).

Yiwu nổi tiếng là “Thành phố hàng hóa của Trung Quốc”, là thị trường bán lẻ hàng hóa lớn nhất trên thế giới. Với lợi thế về địa lý này, nhà trường đã trở thành trọng tâm thu hút sự chú ý kể từ khi họ mở các lớp học về kinh doanh cách đây 3 năm.

Khóa học về bán hàng trực tuyến có cách quản lý đặc biệt khiến mỗi lớp học trông giống như một cửa hàng bách hóa. Bạn sẽ không tìm thấy bàn học của học sinh mà thay vào đó là những kệ hàng. Học sinh ở đây bắt đầu khóa học bằng việc đăng ký tài khoản trên Taobao – trang thương mại điện tử tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc tương tự như Ebay. Họ được học cách thiết kế mặt tiền cửa hàng, tìm kiếm nguồn hàng và xác định xu hướng mua sắm. Sinh viên sẽ học 20 bài học mỗi tuần trong đó có 6 bài học thực hành. Ví dụ, trong một tiết học về viết lách, học sinh được hướng dẫn cách viết đoạn văn ngắn để mô tả sản phẩm; trong lớp học về chụp ảnh, họ được kiểm tra cách chụp hình sản phẩm. Họ sinh sẽ được hưởng tiền theo hiệu quả kinh doanh và uy tín mà họ tạo được trên Taobao. Ước tính mỗi học sinh có thể kiếm được 1.600 USD mỗi tháng, gấp 4 lần thu nhập trung bình của người dân bình thường ở Trung Quốc.

Thay vì sách vở, học sinh sẽ đến lớp với các kiện hàng hóa
 

Học sinh học cách đóng gói sản phẩm trước khi giao hàng

Các “học sinh Taobao” có thể phải tập trung cả ngày trước màn hình máy tính
 

Lớp học kinh doanh qua mạng trông giống như một văn phòng lớn
 

Máy tính để bàn của học sinh được kết nối băng thông rộng và
website được truy cập nhiều nhất là taobao.com
 

Học sinh có thể điều hành cửa hàng trực tuyến ngay tại ký túc xá,
miễn là họ có máy tính kết nối mạng
 

Một số học sinh có văn phòng riêng nhưng thực tế đó là những kho hàng
 

Shi Haojie là học sinh xuất sắc nhất trong lớp học, anh hiện đang kinh doanh
bán lẻ kính 3D trên Alibaba.com. Anh điều hành công ty có 11 nhân viên.
Công ty của Haojie hiện có doanh thu hàng năm là 1,6 triệu USD.

Sau khóa học kiểu này, trường dạy nghề còn nảy ra một ý tưởng tạo bạo khác: Họ muốn biến một ngôi làng gần trường học thành “Thị trấn Taobao” – nơi tập trung những chủ kinh doanh thương mại điện tử. Sau khi được xây dựng lại vào năm 2009, thành phố Yiwu có rất nhiều ngôi nhà trống. Trung bình, mỗi hộ dân sở hữu diện tích lên tới 599m vuông. Họ dành không gian chưa sử dụng cho sinh viên thuê làm cơ sở thương mại điện tử. Sau khi thấy nhiều học sinh làm ăn tốt, người dân bắt đầu học theo và thử nghiệm với các cửa hàng thực tế. Hiện nay, mỗi gia đình đều kết nối băng thông rộng và cáp quang tới tận nhà. Hơn 20 công ty chuyển phát nhanh có chi nhánh và văn phòng tại đây hứa hẹn sẽ cung cấp dịch vụ chuyển phát tốt hơn. Số liệu mới nhất cho thấy giao dịch trong thị trấn đã đạt 319,6 triệu USD mỗi năm.

Đến năm 2015, Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới với gần 10% doanh số bán lẻ là từ bán hàng online. Thương mại điện tử của Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Kế hoạch của chính phủ Trung Quốc là đẩy giao dịch bán lẻ trực tuyến đạt 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (xấp xỉ 476 tỷ USD), chiếm 9% tổng doanh số bán lẻ của nước này. Hiện tại, Trung Quốc đã có 193 triệu người kinh doanh trên mạng, vượt xa số lượng 170 triệu người tại Mỹ, gần gấp đôi số lượng tại Nhật và gấp 5 lần của Anh. Trong tương lai, có thể sẽ có thêm nhiều trường học tại Trung Quốc tổ chức các khóa học liên quan tới thương mại điện tử.

Nguồn: ICT News