Tổng giá trị bán lẻ toàn cầu sẽ lên tới 22 nghìn tỷ USD trong năm 2015, tăng 6,3% so với năm 2014, đó là dự báo mới đây trên eMarketer.

Cũng theo đó thì doanh thu đem lại từ sản phẩm và dịch vụ bán lẻ trên internet chiếm 7,3% trong tổng thị trường bán lẻ toàn cầu, tương đương với 1.672 tỷ USD, tỷ lệ này tăng lên nhiều so với tỷ lệ 6% trong năm 2014. Cũng theo dự đoán của eMarketer thì tới năm 2018, tỷ lệ doanh thu thị trường bán lẻ thông qua website chiếm tới 8,8% trên tổng thị trường bán lẻ toàn cầu. Có thể thấy phân khúc thị trường trong thương mại điện tử đang dần phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới.

india-online-retail-ecommerce-540x334

Hai quốc gia đứng đầu về doanh số bán lẻ trên internet là Mỹ và Trung Quốc với hơn 55% doanh số bán lẻ trực tuyến trên tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu trong năm 2014. Sự tăng trưởng của Trung Quốc trong các năm tiếp theo sẽ mở rộng hơn khoảng cách về giá trị doanh thu của hai cường quốc này và Trung Quốc sẽ vượt quá con số 1 nghìn tỷ USD doanh thu bán hàng thương mại điện tử vào năm 2018, chiếm gần 40% thị phần trên toàn thế giới. Mỹ sẽ duy trì ở vị trí thứ 2 về doanh thu thị trường bán lẻ trực tuyến trong năm 2018 với tổng giá trị gần 500 tỷ USD.

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực thương mại điện tử hàng đầu cho doanh số bán hàng trong năm 2015, chiếm 33,4% trong tổng số, so với 31,7% ở Bắc Mỹ và 24,6% Tây Âu. Ba khu vực này sẽ tiếp tục chiếm khoảng 90% thị trường thương mại điện tử toàn cầu. Sự gia tăng của doanh số bán hàng thương mại điện tử ở châu Á-Thái Bình Dương do tỷ lệ người dùng mua sắm tại khu vực này cũng đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây.

175334

Tuy nhiên hành vi của người tiêu dùng giữa các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương có sự khác nhau và phân cấp rõ ràng. Riêng Trung Quốc sẽ chiếm hơn một nửa tổng doanh số của thương mại điện tử của khu vực trong năm 2014, và vào năm 2018, giá trị đó sẽ lên đến 70%.

VECOM.