Các báo cáo cơ bản

Google đưa ra rất nhiều dạng báo cáo và những báo cáo này có thể được phân loại và sử dụng với rất nhiều mục đích. Đừng bị choáng ngợp bởi điều này. Nếu bạn chỉ là người mới sử dụng, thì bản thân các báo cáo tổng quan cơ bản đã chứa hàng loạt các thông tin hữu ích và những điều cần nghiên cứu để bắt đầu công việc của mình rồi.

Danh mục các loại báo cáo trong Google Analytics được hiển thị phía bên trái thanh công cụ. Phần quan trọng nhất mà bạn nên tìm hiểu và làm quen khi mới bắt đầu là các báo cáo sau:

– Thời gian thực – Real-Time – thể hiện cho bạn thấy điều gì đang diễn ra trên trang web của bạn tại thời điểm thực tế.

–  Đối tượng – Audience – thể hiện cho bạn thấy chi tiết hơn về đặc điểm của các thành phần truy cập vào trang web của bạn.

–  Sức thu hút – Acquisition – thể hiện cho bạn thấy các thành phần truy cập và khách hàng của bạn tìm đến trang web của bạn như thế nào.

–  Hành vi – Behaviour  – thể hiện cho bạn thấy thông tin quan trọng về trang web của bạn và những thao tác mà người truy cập làm trên trang web của bạn

–  Số chuyển đổi – Conversion – thể hiện cho bạn thấy các thông tin về tình hình bán hàng và sự chuyển đổi quyết định của người truy cập và khách hàng.

1

 

Bài viết này sẽ giới thiệu một số dạng báo cáo cơ bản và quan trọng nhất làm nền tảng cho bạn củng cố kiến thức khi bạn mới bắt đầu tìm hiểu. Sau khi bạn đã hiểu về các dạng báo cáo này, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi khám phá và tìm hiểu các dạng báo cáo và hạng mục khác trong Google Analytics.

 

Hãy nhớ tất cả các dạng báo cáo này (trừ báo cáo thời gian thực), các báo cáo này được tổng hợp trong vòng 30 ngày gần nhất. Bạn có thể thay đổi thời gian nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào bằng việc sử dụng bộ chọn lọc ngày ở phía trên góc bên tay phải.

 

1 – Báo cáo thời gian thực (Real-time Reports)

Báo cáo thời gian thực (Real-Time reporting) là một công cụ tuyệt vời nhằm theo dõi lưu lượng truy cập vào một trang web tại thời điểm thực tế. Báo cáo thời gian thực này sẽ thể hiện cho bạn thấy những ai đang truy cập vào trang web của bạn, họ đến từ đâu, vị trí địa lý của họ và các trang mà họ vào xem ở chính thời điểm đó.

Các mốc thời gian thực này rất hữu ích cho việc kiểm tra các bài viết trên mạng truyền thông, thư điện tử hoặc các chiến dịch được thực hiện như thế nào và theo dõi tác động trực tiếp lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.

Để xem báo cáo thời gian thực, nhấp chuột vào Thời gian thực (Real-Time) và sau đó Báo cáo tổng quan sẽ hiển thị phía bên tay trái trên thanh điều hướng. Báo cáo tổng quan sẽ cung cấp cho bạn các thông tin được hiển thị dưới dạng bảng, nhưng bạn có thể tìm hiểu sâu hơn các thông tin khác bằng cách chọn một trong những báo cáo khác theo thời gian thực ví dụ như địa điểm, lưu lượng truy cập, nội dung, sự kiện hay sự biến đổi.

Bạn có thể làm gì với những thông tin được cung cấp này?

Phân tích thời gian thực có thể hơi mới lạ, tuy nhiên, trong một số trường hợp sau, bạn có thể sử dụng những thông tin này để đưa ra những quyết định tốt hơn:

–  Thấy được quảng cáo nào tác động tới lưu lượng truy cập vào trang web của bạn, và những trang mà khách hàng truy cập.

–  Giám sát các tác động trực tiếp tới lưu lượng truy cập từ blog, thư điện tử hay bài viết trên mạng xã hội.

2 – Báo cáo đối tượng (Báo cáo nhân khẩu học – Audience Reposts)

Báo cáo đối tượng giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc về khách hàng trực tuyến truy cập vào website cửa hàng. Các thông tin nằm trong mục báo cáo này cung cấp giới tính, độ tuổi, ngôn ngữ, địa điểm (vùng miền, tỉnh, thành phố, địa phương) cũng như các công nghệ mà khách hàng sử dụng để truy cập vào website của bạn (Mac hay windows, iOs hay Android, điện thoại hay PC …)

 

2

Trong mục tổng quan, bạn sẽ thấy tổng số khách (gọi tắt là phiên), khách hàng mới (lần đầu truy cập) hay khách hàng đã từng truy cập (Biểu đồ tròn), những thông tin bao gồm:

Phiên (Sessions) – Tổng số lượt truy cập website

Người sử dụng (Users) – Tổng số người truy cập vào website

Lượt xem trang (Pageviews) – Tổng số trang đã được xem trên website

Thời gian trung bình mỗi phiên (Average Session Duration) – Thời gian trung bình mỗi phiên khách truy cập trang

Tỷ lệ rời trang (Bounce Rate) – Tỷ lệ % lượng truy cập vào website của bạn và rời bỏ website của bạn mà không

Người dùng mới (New Users) – Tỷ lệ % khách hàng mới so với tổng số người truy cập.

Tại vị trí cuối cùng của báo cáo tổng quan về đối tương, bạn cũng sẽ thấy thêm một số thông tin sau đây:

Ngôn ngữ – Language

Quốc gia/ Vùng lãnh thổ – Country/Territory

Thành phố – City

Hệ điều hành – Operating System

Nhà cung cấp dịch vụ – Service Provider

Hệ điều hành di động – Mobile Operating System

Nhà cung cấp dịch vụ di động – Mobile Service Provider

Độ phân giải màn hình di động – Mobile Screen Resolution

Thay đổi, thêm bới trường hiển thị thông tin

Theo mặc định của tất cả các loại báo cáo, Google Analytics sẽ hiển thị thông tin của tất cả lượng truy cập website, tuy nhiên bạn cũng có thể khai thác thêm một số thông tin cụ thể hơn. Google đã định nghĩa trước một số phân đoạn phổ biến để bạn có thể theo dõi bằng cách click vào Tất cả phiên (All Sessions) ở phần đầu của báo cáo và lựa chọn những thông tin muốn biết ở mục bên dưới.

3

So sánh các phân đoạn

Một khi bạn đã hài lòng với những thông tin có được, bạn có thể sẽ xem xét thêm một phân đoạn. Xem xét thêm một phân đoạn ở đây có nghĩa là so sánh thông tin từ một phân khúc này với một phân khúc khác. Ví dụ, bạn có thể so sánh những người đã thực hiện mua hàng và những người không thực hiện mua hàng để tìm hiều sự khác biệt giữa hai đối tượng này.

Để có thể so sánh, bạn click vào Tất cả các phiên (All Sessions) ở phần đầu báo cáo, sau đó click vào “+Phân đoạn mới” để thêm các phân đoạn để so sánh.

 4

Bạn có thể làm gì với những thông tin được cung cấp này?

Những thông tin trong báo cáo đối tượng của bạn rất giá trị, cung cấp những đặc điểm quan trọng của khách hàng truy cập website, thông qua đó bạn có thể định hướng kinh doanh hiệu quả hơn.

Vị trí địa lý của khách hàng truy cập giúp bạn tiếp cận, hiểu rõ hơn tới các địa phương tiềm năng để mở rộng kinh doanh tại địa phương đó hoặc gia tăng dịch vụ nếu bạn đang kinh doanh tại đó.

Trình duyệt, hệ điều hành, và độ phân giải màn hình sẽ giúp bạn hiểu cách thức chủ yếu khách hàng sử dụng để truy câoh website của bạn, qua đó tối ưu hoá website một cách tốt nhất cho lượng khách hàng chủ yếu.

Theo Vecita