Thương mại điện tử có tiềm năng lớn, sức hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng tăng và cuộc chiến thương mại điện tử Việt Nam vì thế cũng ngày càng khốc liệt. Sự tham gia của các đại gia vào thị trường này thể hiện rằng đây là một xu hướng thịnh hành.
Tại Việt Nam với dân số trẻ, thương mại điện tử Việt Nam được kỳ vọng một giai đoạn sôi động hấp dẫn. Nhiều cái tên mới gia nhập, như Vingroup, VNG và mới nhất là Lotte, Thế Giới Di Động, Vinamilk hay FPT…
Một trong những thay đổi lớn của Viettel là cho ra đời sandacsan.com.vn. Trang thương mại điện tử này được khởi động hồi đầu tháng 9/2016, bán các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, gạo, gia vị và thủ công mỹ nghệ. Sandacsan.com.vn được quản lý bởi Viettel Post, công ty chuyển phát nhanh của Viettel. Như vậy, Viettel đặt chân vào thương mại điện tử, ngoài sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ trực tuyến, còn có thể lý giải là ngành kinh doanh giao nhận đang gặp khó khăn và biên lợi nhuận thấp, trong khi tốn kém về nhân lực.
Bên cạnh đó việc sử dụng chữ ký số được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hơn, khiến số lượng thư, tài liệu của doanh nghiệp bưu chính sẽ giảm mạnh. Vì vậy, thương mại điện tử được coi là giải pháp “thoát hiểm” của các doanh nghiệp bưu chính như Viettel Post.
Theo ông Nguyễn Đức Tài, TGĐ Cty Thế Giới Di Động, cho biết :Thế Giới Di Động không muốn nằm ngoài cuộc chơi bán lẻ online, bởi thị phần vài năm tới sẽ chiếm khoảng 20% trong tổng ngành bán lẻ. Việc cho ra đời Vuivui.com được chạy thử nghiệm từ tháng 7 nhằm thực hiện mục tiêu đó và với tham vọng trở thành trung tâm thương mại điện tử online số 1 Việt Nam. VuiVui.com sẽ kinh doanh theo mô hình B2C với các mặt hàng công nghệ, điện máy, điện lạnh, thực phẩm, gia dụng, đồ dùng mẹ và bé… đều là mặt hàng của Thegioididong.com, Điện máy Xanh và Bách hóa Xanh đang kinh doanh. Ông tài còn cho biết thêm việc đánh giá chưa chắc chắn về sự thành công của vuivui.com bởi website thương mại điện tử này mới đang trong quá trình “khởi nghiệp”, phải mất từ 1-2 năm nữa mới có thể nói chuyện thành bại.
Trong nền kinh tế thị trường mà nền kinh tế số không phải là ngoại lệ, mức độ cạnh tranh một cách khốc liệt và người thắng sẽ thay thế kẻ thua. Ở Hoa Kỳ, sự nổi lên mạnh mẽ của Facebook tương phản với sự suy thoái của Yahoo. Sự tụt dốc không phanh của Yahoo! là ngược chiều với xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử ở Hoa Kỳ. Điều tương tự cũng đúng với sự đóng cửa của Lingo ở Việt Nam.
Vào cuối năm 2016, Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc chính thức nhảy vào thị trường bán lẻ online với Lotte.vn. Mục tiêu của Lotte là tận dụng tối đa lợi thế nguồn hàng bán lẻ có sẵn tại các hệ thống siêu thị của mình để đưa lên mạng, trong đó tập trung vào các dòng sản phẩm mũi nhọn là thời trang và mỹ phẩm.
Theo đại diện VECOM việc diễn đàn Tiếp thị trực tuyến (VOMF) nhằm giúp các doanh nghiệp triển khai hiệu quả hơn các giải pháp tiếp thị trực tuyến, đặc biệt là tiếp thị trên nền tảng di động. Các doanh nghiệp Việt Nam không ai có thể đứng ngoài cuộc chơi trực tuyến trong kỷ nguyên số.
Sự ra đời kịp lúc của thương hiệu “Allunee-mọi điều bạn cần”, sàn giao dịch thương mại điện tử allunee.com đang định hình lên một tầm cao mới, nhằm tối ưu hóa kho bãi trên sàn thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu hàng hóa các gian hàng và tạo sự khác biệt trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Ngoài ra, trang thương mại này cũng phát triển các app allunee, sử dụng định vị GPS trong giao dịch thương mại điện tử. Đặc biệt, trong thời gian tới công ty sẽ ra mắt cộng đồng một ứng dụng xã hội ahlo.vn (uchat) nhằm nâng cao sự tương tác trong các lĩnh vực kinh doanh của cộng đồng online.
Hải Yến – TC Thương gia và Thị trường