Di động đang thay đổi toàn bộ hành vi tiêu dùng và đầu tư tại Đông Nam Á. Theo Applift, năm 2013 ước tính châu Á đạt doanh thu từ game di động không ngừng tăng, là thị trường đứng đầu thế giới với 48% thị phần doanh thu toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc và Đông Nam Á là 2 khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á.

Bài học từ hiện tượng Flappy Bird mới đây cũng như những thông tin về doanh thu từ quảng cáo mà Flappy Bird mang lại lên tới 50.000 USD mỗi ngày đều cho thấy tiềm năng mà ngành công nghiệp trên di động có thể mang lại.
APPOTA – đại diện Việt Nam duy nhất thuyết trình tại ALS2014 đã nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư Nhật Bản.
 
Về nền tảng internet trên di động, cuộc chiến giữa các ứng dụng OTT vẫn là điểm nóng thị trường, hay sự xuất hiện của các khởi nghiệp khai thác thị trường ngách luôn là điểm thu hút các nhà đầu tư. Thương vụ 900 triệu USD gần nhất của Rakuten mua lại Viber đã cho thấy các nhà đầu tư Nhật sẵn sàng chi mạnh tay để bành trướng vào lĩnh vực di động.
Nhận định về làn sóng đầu tư mới này của các nhà đầu tư Nhật cũng được khẳng định trong một sự kiện gần đây mang tên“Diễn đàn doanh nhân lãnh đạo châu Á”.(Asia Leaders Summit).
Các nhà đầu tư và startup nổi bật tại các quốc gia Đông Nam Á tại sự kiện “Diễn đàn doanh nhân lãnh đạo châu Á”
 
Các nhà đầu tư cho rằng, thị trường Đông Nam Á đang giống với Trung Quốc năm 2009 và có xu hướng phát triển tương tự. Thương mại điện tử và công nghệ đang thực sự khởi phát và đã đến thời điểm chín muồi để các nhà đầu tư tăng cường vào thị trường này.
Trong con mắt giới đầu tư, Đông Nam Á là một thị trường tiềm năng nhưng không đơn giản, do các vấn đề về năng lực startup và ngày càng có nhiều nhà đầu tư hơn với tiềm lực tài chính lớn nhảy vào cuộc chơi, tuy nhiên, nếu đã vượt qua được thì không khó để xây dựng một công ty thành công.

Theo Dân trí.